Tống Ngọc Hân & Son môi
Cái xe Honda quá nặng so với thân hình mảnh dẻ của Vy. Vì thế, càng giãy, Vy càng bị cái xe vùi sâu xuống bùn đất. Vy cố nhoai người lên
Truyện ngắn Bảo Ninh: Bội phản
Tôi viết truyện này lâu rồi, hai ngàn lẻ mấy không nhớ nữa, nhưng nhớ là viết trên tàu hỏa, hay đúng hơn là “nhìn” thấy nó, cốt truyện, hiện thoáng qua cửa sổ toa tàu, rồi về nhà viết. Hồi đó tôi cũng đã lớn tuổi nhưng vẫn hay đi, mà đi đâu đường xa thì thường tàu hỏa chứ không máy bay
Ngăn cái ác làm tổn thương thầy thuốc
Thực tế cho thấy, chỉ trong vài tháng đầu năm nay, tại nhiều bệnh viện trong cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ hành hung, lăng mạ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên
Ý Nhi & Đợi tàu ngược
Nhà ga nằm trên một nền đất khá cao, so với nơi đỗ tàu. Đó là một gian phòng hình chữ nhật, có bốn cửa đối diện với nhau, hai cửa để ra tàu và hai cửa cho khách xuống tàu. Các cánh cửa đều có màu xanh biển, màu đồng phục của tất cả các ngôi nhà, công sở, trường học một thời.
Ơi cái tuổi trăng tròn làm sao vui sống!
Nhan đề sách như tiếng kêu, cất lên vừa kịp lúc, nhất là khi dư luận đang băn khoăn không chỉ với cái kết cục không vui của em nữ sinh Song Toàn
Phạm Vân Anh đãi quặng thành vàng
Đọc từ thơ, truyện ngắn, ký, đến nghe những câu chuyện về nhà thơ Phạm Vân Anh trước khi được gặp chị. Để rồi lần đầu tiên tiếp xúc
Phạm Vân Anh đãi quặng thành vàng
Đọc từ thơ, truyện ngắn, ký, đến nghe những câu chuyện về nhà thơ Phạm Vân Anh trước khi được gặp chị. Để rồi lần đầu tiên tiếp xúc
Khánh Chi thơ của khát khao, giao cảm
Người ta biết nhiều đến Khánh Chi, bởi chị biết làm thơ từ rất sớm, từng được mệnh danh là thần đồng thơ. Chị là tác giả
Thơ ca có thể san lấp địa ngục nơi tâm hồn...
Giữa kỉ nguyên hậu hiện đại, mọi thứ đều bị/được hoài nghi, giễu nhại, giải thiêng. Vậy mà có một tín niệm nơi ông không hề lung lay
Thúy Toàn thiệt thòi vì may mắn quá nhiều
Thúy Toàn cho rằng, lao động của dịch giả còn cực nhọc hơn nhà văn, bởi vì anh ta là “nô lệ của nguyên bản”. Nhưng được sống kiếp “nô lệ”
10.4.2018-19:00
NVTPHCM- PGS.TS. Lê Tiến Dũng, Giảng viên cao cấp Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM, Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM đã đột ngột từ trần sau một cơn tai biến vào lúc 7g12 ngày 10.4.2018, hưởng thọ 62 tuổi.
PGS.TS. Lê Tiến Dũng
Lê Tiến Dũng còn có bút danh Lê Diệu Minh, sinh ngày 30.3.1957 tại xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, từng là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Huế, đến năm 1987 ông chuyển vào Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM nay là Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Lê Tiến Dũng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn học năm 1997, được Nhà nước phong học hàm phó giáo sư năm 2007. Ông là người thầy đáng kính trọng của nhiều thế hệ sinh viên, học sinh năng khiếu văn.
Ngoài công tác giảng dạy, Lê Tiến Dũng còn nghiên cứu văn học, là nhà lý luận phê bình văn học hiện đại có uy tín, tác giả một số công trình tiêu biểu như: Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu (1998), Nam Cao, một đời văn (2001), Nhà phê bình và cái roi ngựa (2004), Giờ văn ngoài lớp (2004), Nhà văn và phong cách (2007), Nghiên cứu giảng dạy thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (2012),…
Tang lễ PGS.TS. Lê Tiến Dũng được cử hành tại tư gia: 606/58/5 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 10g ngày 10.4.2018, lễ động quan lúc 5g30 sáng 13.4.2018, sau đó thi hài ông được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Thành phố ở Củ Chi.
Hội Nhà văn TP.HCM, Ban Biên tập NVTPHCM xin chia buồn sâu sắc với gia đình, đồng nghiệp và các thế hệ học trò của PGS.TS. Lê Tiến Dũng!
Vui lòng Đăng nhập để gửi lời cảm nhận của bạn cho bài viết trên.