Hoàng Đăng Khoa và cuộc phiêu lưu những cách...
Trong khoảng mươi năm nay, bạn đọc yêu văn chương trên toàn quốc dần quen thuộc với những bài phê bình trên mặt báo của Hoàng Đăng Khoa
Lê Đạt với cái tâm đắc đạo
Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đà Công Đạt, sinh ngày 10.9.1929 ở bến Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái, qua đời ngày 21.4.2008
Tống Ngọc Hân & Son môi
Cái xe Honda quá nặng so với thân hình mảnh dẻ của Vy. Vì thế, càng giãy, Vy càng bị cái xe vùi sâu xuống bùn đất. Vy cố nhoai người lên
Truyện ngắn Bảo Ninh: Bội phản
Tôi viết truyện này lâu rồi, hai ngàn lẻ mấy không nhớ nữa, nhưng nhớ là viết trên tàu hỏa, hay đúng hơn là “nhìn” thấy nó, cốt truyện, hiện thoáng qua cửa sổ toa tàu, rồi về nhà viết. Hồi đó tôi cũng đã lớn tuổi nhưng vẫn hay đi, mà đi đâu đường xa thì thường tàu hỏa chứ không máy bay
Ngăn cái ác làm tổn thương thầy thuốc
Thực tế cho thấy, chỉ trong vài tháng đầu năm nay, tại nhiều bệnh viện trong cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ hành hung, lăng mạ y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên
Ý Nhi & Đợi tàu ngược
Nhà ga nằm trên một nền đất khá cao, so với nơi đỗ tàu. Đó là một gian phòng hình chữ nhật, có bốn cửa đối diện với nhau, hai cửa để ra tàu và hai cửa cho khách xuống tàu. Các cánh cửa đều có màu xanh biển, màu đồng phục của tất cả các ngôi nhà, công sở, trường học một thời.
Lê Đạt với cái tâm đắc đạo
Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đà Công Đạt, sinh ngày 10.9.1929 ở bến Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái, qua đời ngày 21.4.2008
Phạm Vân Anh đãi quặng thành vàng
Đọc từ thơ, truyện ngắn, ký, đến nghe những câu chuyện về nhà thơ Phạm Vân Anh trước khi được gặp chị. Để rồi lần đầu tiên tiếp xúc
Khánh Chi thơ của khát khao, giao cảm
Người ta biết nhiều đến Khánh Chi, bởi chị biết làm thơ từ rất sớm, từng được mệnh danh là thần đồng thơ. Chị là tác giả
Thơ ca có thể san lấp địa ngục nơi tâm hồn...
Giữa kỉ nguyên hậu hiện đại, mọi thứ đều bị/được hoài nghi, giễu nhại, giải thiêng. Vậy mà có một tín niệm nơi ông không hề lung lay
02.4.2018-19:30
Nhiều giáo viên và học sinh lớp 9 ở TP.HCM đang truyền tay nhau đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn ngữ văn năm học 2017-2018. Câu 1 của đề thi bắt đầu bằng một bài toán. Cụ thể như sau:
Câu 1 (8 điểm):
Theo em, chiếc ô tô đang đậu ở ô số mấy ?
Thật khó phải không? 16 - 06 - 68 - 88 - ? - 98. Dường như bãi đậu xe này đánh số không theo một quy tắc nào cả.
Không phải thế đâu. Chỉ cần quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời.
Cũng như vậy, trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị.
Em có đồng ý như vậy không ? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhiều học sinh cho biết rất bất ngờ với câu hỏi trên.
"Từ sự bất ngờ chuyển qua thú vị khi em đọc đến câu "đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị". Không biết em có đoạt giải cao hay không nhưng thực sự em đã rất hào hứng với câu hỏi này và em đã làm bài với nhiều cảm xúc" - N.H.N, học sinh lớp 9 ở quận 1 cho biết.
ThS Trần Tiến Thành, chuyên viên môn ngữ văn, Sở GD-ĐT TP.HCM - thành viên Ban ra đề thi học sinh giỏi, chia sẻ: "Một trong những kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi học môn văn là năng lực khám phá các vấn đề của cuộc sống.
Đây là đề thi dành cho học sinh giỏi văn nên ban ra đề mong muốn thí sinh phải tư duy, tưởng tượng, đặt mình vào vị trí của người khác và phát hiện ra vấn đề. Từ đó, các em sẽ có sự thấu hiểu, cảm thông, sáng tạo…
Ban ra đề cũng muốn truyền đi một thông điệp: các môn học có thể bổ trợ cho nhau chứ không phải là những môn học độc lập".
TTO
Vui lòng Đăng nhập để gửi lời cảm nhận của bạn cho bài viết trên.