Lê Mạnh Thường & Trường Sa ngày trở về
Trong cuộc đời mỗi con người ắt hẳn ai cũng có nhiều dấu mốc kỉ niệm. Mỗi kỉ niệm sẽ theo ta đi suốt hành trình của cuộc đời mình. Với tôi, chuyến đi Trường Sa lần này có lẽ là một sự kiện làm dày thêm cái dấu mốc đã in hằn trong tim bấy lâu nay và lấy đi của tôi không ít cảm xúc. Tôi gọi chuyến đi này là ngày trở về.
Việt Nam đánh giá dự án ODA: Nhìn thẳng sự...
Đến nay, Việt Nam gần như kết thúc việc vay ODA giá rẻ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới, do đó việc nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả, tác động của vốn ODA và quá trình sử dụng ODA là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Gắn kết sức mạnh nguồn cội
Nét độc đáo của dân tộc ta là có chung ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Ngày Giỗ Tổ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước, tri ân công lao các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước, giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc.
Bùi Công Minh & Tuỳ bút Phong Châu
Đất Tổ ngày lặng trời. Ngẩng đầu, mây Nghĩa Lĩnh. Mẫu Thượng ngàn phả cơn gió ấm, lâng lâng sống lại thời hồng hoang, chân ngỡ ngàng
Nguyễn Văn Thọ & Mùi thuốc súng
Chiến tranh chấm dứt. Anh đòi trở về quê nằng nặc, từ chối tất cả mọi ưu đãi, thăng hàm, đề bạt, chỉ mong về quê. Với anh, cuộc chiến đã xong
Tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết lịch...
Cuốn tiểu thuyết lịch sử đoạt giải Sách quốc gia "Chim ưng và chàng đan sọt" có đoạn tả cảnh ân ái giữa nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy, bị nhiều độc giả phản ứng dữ dội, cho là dung tục, phản cảm.
Anh Đức & sự trùng hợp của hai nguyên mẫu
"Một chuyện chép ở bệnh viện" và "Hòn đất" là hai tác phẩm đã góp phần quan trọng đưa nhà văn Anh Đức đến với
Lê Đạt với cái tâm đắc đạo
Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đà Công Đạt, sinh ngày 10.9.1929 ở bến Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái, qua đời ngày 21.4.2008
Phạm Vân Anh đãi quặng thành vàng
Đọc từ thơ, truyện ngắn, ký, đến nghe những câu chuyện về nhà thơ Phạm Vân Anh trước khi được gặp chị. Để rồi lần đầu tiên tiếp xúc
Khánh Chi thơ của khát khao, giao cảm
Người ta biết nhiều đến Khánh Chi, bởi chị biết làm thơ từ rất sớm, từng được mệnh danh là thần đồng thơ. Chị là tác giả
19.10.2016-19:45
NGƯỜI ĐI
người đi bỏ lại bầu trời
đem theo kim chỉ khâu lời gió bay
mũi nào đau nhói đêm nay
chẻ đôi tiếng sét bên này mưa tuôn
TẠP BÚT
chờ người nhầu cả bóng râm
lá xanh lá úa lặng câm trên cành
nắng tàn ngày bỏ trời xanh
hoá người mộng đỏ thâu canh bóng mình
THUỶ CHUNG
người nhóm lửa đốt trăng sao
cạn dầu đèn cháy cồn cào ruột gan
ngày mai trái đất hoang tàn
mặt trời càng đỏ dung nhan của mình
TẢNG BĂNG MỀM
thêm chút nắng đổ trên cây
là thêm chút lá che bầy cỏ non
mặn nồng máu chảy tim mòn
thêm gì vào nắng để còn màu phai
lá rơi cho cỏ mọc dài
hay cho tàn úa hình hài cốt gân
thêm chút chút, bớt dần dần
bỗng dòng máu đỏ chạy rần hư vô
BỨC HOẠ RỖNG
hàng cây ở buổi chợ chiều
hỏi người có thích bóng nhiều suy tư
bóng dài ngắn bóng thiên thu
bóng to bóng nhỏ bóng từ trong tâm
bóng dày mỏng bóng âm thầm
bóng chờ chiếc bóng lặng câm bỏ về
bóng nhạt đậm bóng lê thê
bóng người ngồi khóc bóng đêm ngồi rầu
ngày mai bóng có đi lâu
chợ chiều người gói đêm thâu về nhà
Nhà thơ Trần Lê Khánh
LẠNH
chiếc lá bỗng lạnh sống lưng
khi tia nắng đỏ tự dưng về trời
bầy cỏ run rẩy cuộc đời
tình cho đi hết là lời không xong
lá thay lá từ trong lòng
cỏ ra cỏ mà lệ long lanh nằm
hàng cây đứng mắt xa xăm
ánh đèn phố đỏ về thăm lạnh lùng
ĐÈN LỒNG THAY TRĂNG
thêm chiếc lá vào tàn thu
làm cơn gió bỗng chần chừ heo may
cây đau rơi lá chật trầy
lá đau vì giấc mộng đầy lối xưa
người đo nước mắt cho vừa
cắt may chưa khéo bông đùa bờ mi
thêm gì để bớt chia ly
con đường hoá gió bay đi lạnh lùng
ĐỒNG ĐIỆU
đành rằng sông chảy từ non
mà sao con sóng mãi còn tương tư
gió gieo mây nước chảy mù
đôi bờ uốn lượn ngục tù thế thân
sóng ngoi mặt nước bao lần
có quay nhìn được tình dần phôi pha
bần thần dãy núi đứng xa
nhấp nhô như sóng hóa ra vì tình
TRẦN LÊ KHÁNH
Vui lòng Đăng nhập để gửi lời cảm nhận của bạn cho bài viết trên.