Đại dương nào lớn nhất trên thế giới, bạn đã biết chưa? Trái Đất được bao phủ bởi những đại dương vô cùng rộng lớn, con người không ngừng khai thác, khám phá những kỳ bí nằm sâu trong những đại dương, có những hiện tượng chẳng thể lý giải được…
Đại dương nào lớn nhất thế giới?

Hiện nay, Thái Bình Dương chính là đại dương lớn nhất trên thế giới với diện tích bao phủ trên bề mặt trái đất là 165 triệu km2. Theo Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCo, khu vực rộng nhất của Thái Bình Dương là vùng nằm giữa bán đảo Malaysia và đất nước Colombia.
Thái Bình Dương được biết đến là tàn dư của một đại dương lớn nhất được tồn tại trong lịch sử là Panthalassa.
Các nhà khoa học dự đoán, trong 70 triệu năm tới, Australia sẽ chia cắt Thái Bình Dương thành 2 nửa. Khi đó, Đại Tây Dương sẽ được mở rộng, vươn lên vị trí quán quân – đại dương lớn nhất thế giới.
Đôi nét về đại dương lớn nhất thế giới?
Với danh hiệu đại dương lớn nhất, Thái Bình Dương có rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết:
- Là một đại dương rộng lớn
Thái Bình Dương có diện tích rộng lớn hơn tất cả vùng biển khác trên Trái Đất cộng lại, chiếm tới 46% diện tích toàn bộ bề mặt hành tinh, tiếp giáp với 3 châu lục: Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ. Thái Bình Dương được chia thành nhiều dùng vịnh – biển: vịnh Nhật Bản, vịnh Bắc Bộ, biển Tasman, biển đông, biển Okhotsk, biển Hoa Đông, biển San Hô, biển Bali.
- Là một đại dương sâu nhất
Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất trên thế giới, vị trí sâu nhất nằm ở phía bắc Thái Bình Dương – rãnh Mariana với độ sâu đạt 11.000 mét dưới mực nước biển, đây cũng là khu vực gần với vị trí lõi trái đất nhất, có áp suất cực cao.
Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương vào khoảng 4.280m – nhiều hơn chiều cao của các tòa nhà cao nhất trong thời điểm hiện tại.

- Tập trung nhiều đảo, quần đảo
Thái Bình Dương có tới hơn 25.000 hòn đảo và có thể nhiều hơn bởi có những hòn đảo vẫn chưa được khám phá. Số lượng đảo ở Thái Bình Dương nhiều hơn tổng số đảo của các đại dương khác cộng lại.
- Tập trung nhiều núi lửa
Thái Bình Dương tập trung tới 75% số lượng núi lửa trên toàn bộ Trái Đất, đặc biệt là ở vành đai lửa với các chuỗi núi lửa được nằm sâu trong đại dương được hình thành bởi sự va chạm của các mảng kiến tạo.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao khu vực này lại có nhiều trận động đất, sóng thần đến như vậy.
- Nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C
Ở vị trí gần với xích đạo, Thái Bình Dương duy trì nhiệt độ trung bình thoảng 30 độ C, ở những khu vực xung quanh các cực thì nhiệt độ sẽ xuống thấp hơn – khoảng âm 2 độ C.
- Diện tích Thái Bình Dương bị thu nhỏ
Các mảng kiến tạo hút chìm dưới đáy đại dương, diện tích của Thái Bình Dương đang dần bị thu nhỏ lại sau mỗi năm khoảng 1inch. Và có thể trong tương lai, sự chia cắt của Australia sẽ làm cho Thái Bình Dương thu nhỏ lại và bị tước đi vị trí đứng đầu về diện tích so với các đại dương khác.
- Phần lớn cá chúng ta ăn đều có từ Thái Bình Dương
Không chỉ rộng lớn mà nhiệt độ, khí hậu ở khu vực Thái Bình Dương còn tạo điều kiện cho sự sinh sôi, phát triển của các loài cá tôm, hải sản. Có tới 60% loài cá chúng ta ăn đến từ đại dương này, đa dạng về cả số lượng lẫn số loài.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dưới tác động của nạn khai thác tràn lan, dùng bom mìn, điện để đánh cá, sử dụng lưới không phù hợp cùng ô nhiễm môi trường đã khiến cho một số loài động vật ở Thái Bình Dương đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài động vật được ghi vào sách đỏ về tình trạng đáng báo động như: cá voi xanh, sư tử biển, rái cá, cá cúi, rùa biển, hải cẩu,…
Khám phá đại dương nhỏ nhất thế giới
Bắc Băng Dương chính là đại dương nhỏ nhất thế giới với diện tích khoảng hơn 14 triệu km2 – nhỏ hơn 11 lần so với diện tích của Thái Bình Dương, nhỏ hơn cả diện tích của đất nước Liên Bang Nga. Bắc Băng Dương được bao quanh bởi Nga, Na Uy, Greenland, Iceland, Canada và Hoa Kỳ.
Bắc Băng Dương kết nối với Thái Bình Dương qua eo biển Bering và kết nối với Đại Tây Dương qua biển Labrador và biển Greenland.
Không chỉ nhỏ nhất về diện tích mà Bắc Băng Dương còn là đại dương có nhiệt độ thấp nhất và độ sâu ít nhất.

Đại Dương này được bao phủ bởi băng quanh năm, nhiệt độ và độ mặn thay đổi theo mùa khi lớp băng đông lại và tan ra – khoảng 50% băng tan mỗi năm.
Độ mặn của Bắc Băng Dương thấp bởi lưu lượng nước ngọt từ sông suối chảy vào đại dương, ít có sự liên kết và chảy ra các vùng nước đại dương có độ mặn cao hơn.
Trong thời gian gần đây, do tác động của môi trường, lớp băng ở Bắc Cực đang dần mỏng hơn, diện tích băng cũng liên tục giảm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đặc biệt, nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, tới năm 2040, Bắc Cực sẽ có thể không có bằng tan vào mùa hè.
Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho một lượng nước ngọt lớn sẽ đổ vào Đại Tây Dương, phá vỡ các mô hình hải lưu toàn cầu, nghiêm trọng hơn là làm biến đổi khí hậu trên toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, kinh tế, xã hội của tất cả các nước trên thế giới.
Sự nóng lên toàn cầu cũng khiến cho các loài động vật ưa lạnh mất đi nơi cư trú, đặc biệt là gấu Bắc Cực, kéo gần chúng tới các khu vực có con người để tìm kiếm thức ăn.
Bắc Băng Dương có ý nghĩa quan trọng đối với toàn cầu bởi nơi đây có chứa tới 25% lượng dầu khí chưa được khai phá trên thế giới, nó cũng là vùng chính trị thường xuyên bị tranh chấp của các nước trong khu vực như Đan Mạch, Na Uy, Nga, Hoa Kỳ.
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi nội dung để trả lời câu hỏi Đại dương nào lớn nhất? Và khám phá đại dương nhỏ nhất thế giới của nhavantphcm.com.vn. Trong thời gian tới, chúng mình sẽ phát triển thêm các nội dung mới thú vị để gửi tới quý bạn đọc về các lĩnh vực văn học, địa lý, lịch sử,… Đừng quên đón xem nhé!