Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Đại dương nào sâu nhất? Khám phá Top các đại dương sâu nhất thế giới

admin by admin
14 Tháng Hai, 2023
in Blog tổng hợp
0
Đại dương nào sâu nhất?

Đại dương nào sâu nhất?

400
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
4.7/5 - (3 bình chọn)

Đại dương nào sâu nhất, chắc hẳn đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay? Để khám phá đại dương sâu nhất thế giới và những điều lý thú xung quanh đại dương, mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Đại dương nào sâu nhất?

Đại dương nào sâu nhất?
Đại dương nào sâu nhất?

Đại dương là một vùng nước mặn rộng và sâu, nó chiếm gần như 3/4 bề mặt trái đất. Trên thế giới hiện nay có 5 đại dương, bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương. Trong đó, đại dương sâu nhất thế giới chính là Thái Bình Dương, với độ sâu trung bình là 4.280m và độ sâu tối đa đạt 10.911m nằm ở rãnh Mariana.

Ngoài ra, Thái Bình Dương cũng là đại dương có diện tích lớn nhất thế giới, lên đến 165.200.000km2. Thái Bình Dương trải dài từ khu vực phía Bắc của Bắc Băng Dương đến phía Nam của Nam Đại Dương, bao quanh nó là khu vực Châu Á, phía Tây Châu Úc và phía Đông Châu Mỹ. 

Độ sâu lớn nhất của đáy biển là bao nhiêu?

Độ sâu lớn nhất của đáy biển là bao nhiêu?
Độ sâu lớn nhất của đáy biển là bao nhiêu?

Độ sâu nhất của đáy biển là 11.034m (36.021ft), theo nghiên cứu và tính toán của các nhà khoa học, rãnh Mariana nằm ở khoảng cách 6.336,4 km. Trong khi đó, Bắc Băng Dương có độ sâu chỉ khoảng 4 – 4,5km. 

Tuy nhiên, nếu tính khoảng cách từ tâm trái đất thì đáp án cho câu hỏi “Đại dương nào sâu nhất thế giới?” phải là Bắc Băng Dương. Lý do là bởi khi tính từ tâm trái đất thì đáy của Bắc Băng Dương có khoảng cách 6.352,8 km, nghĩa là gần tâm của trái đất hơn so với điểm sâu nhất của thế giới là rãnh Mariana 13,6km.

Top đại dương sâu nhất thế giới

Ngoài Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất thế giới, mời bạn hãy cùng chúng tôi khám phá thêm các đại dương khác cũng có độ sâu vô cùng ấn tượng dưới đây nhé!

Đại Tây Dương

Độ sâu trung bình của Đại Tây Dương đạt ở mức 3.646m. Một số rãnh của khu vực này có độ sâu lớn, có thể kể đến như: Rãnh Puerto Rico ở Bắc Đại Tây Dương có độ sâu là 8.605m, rãnh South Sandwich có độ sâu là 8.428m và rãnh Romanche có độ sâu là 7.454m.

Đại Tây Dương cũng là khu vực có diện tích lớn thứ hai trong 5 đại dương, với tổng diện tích lên đến 106.400.000 km2, chiếm 1/5 diện tích hành tinh. Đại Tây Dương trải dài từ Bắc Cực cho đến Nam Cực, ở phía Tây nó tiếp giáp với Châu Mỹ, phía Đông giáp với Châu Âu và Châu Phi. Đại dương này cũng là nơi sinh sống và tồn tại nhiều loài sinh vật biển, trong đó có cả những sinh vật quan sát được trên bề mặt và những sinh vật tàng hình trước cái nhìn của con người.

Ấn Độ Dương

Ấn Độ Dương với ngưỡng sâu trung bình đạt 3,890m
Ấn Độ Dương với ngưỡng sâu trung bình đạt 3,890m

Có độ sâu trung bình ở ngưỡng 3,890m và điểm sâu nhất của Ấn Độ Dương nằm ở rãnh  Diamantina với độ sâu là 8.047m. Bên cạnh đó, rãnh Java ở trong khu vực này cũng có độ sâu lên tới 7.455m, nằm ngay ngoài khơi Indonesia.

Ấn Độ Dương có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, với tổng diện tích là 73.556.000km2. Khu vực này nằm ở phía Đông bán cầu và cũng là trung tâm của Đông bán cầu. Nó được bao bọc bởi bán đảo Ấn Độ, Iran, Pakistan. Phía Đông, tiếp giáp với Châu Đại Dương, phía Nam giáp với Châu Nam Cực, phía Tây giáp với Châu Phi và một phần của Đại Tây Dương.

Bắc Băng Dương

Đây là đại dương có độ sâu trung bình chỉ khoảng 1.205m. Tại đây, một số rãnh có độ sâu đặc biệt như rãnh Eurasian Basin là 5.450m, tương đương với 3,39 dặm.

Bắc Băng Dương cũng chính là đại dương có diện tích nhỏ nhất thế giới, chỉ 14.090.000 km2. Nó được bao bọc bởi Âu Á và Bắc Mỹ, một số biên giới tuân theo đặc điểm địa hình như eo biển Bering ở phía Thái Bình Dương và sườn núi Greenland Scotland nằm ở phía Đại Tây Dương. Khu vực này, quanh năm gần như là mùa đông và thường được bao phủ bởi tuyết. Nhiệt độ bề mặt và độ mặn của nước ở Bắc Băng Dương thường sẽ thay đổi theo mùa khi lớp băng trên cùng tan chảy vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông. 

Nam Đại Dương

Đại dương này có độ sâu trung bình là 3.270m, với điểm sâu nhất là khu vực Factorian Deep có độ sâu lên đến 7.432m, nằm ở rãnh South Sandwich. Nó được phát hiện vào năm 2019 bằng tàu ngầm do một trưởng nhóm Victor Vescovo chỉ huy.

Nam Đại Dương có diện tích xếp thứ 4 trong năm đại dương, với tổng diện tích là 20.327.000 km2, tương đương với diện tích của hai quốc gia Nga và Ấn Độ. Tuy nhiên đây lại là đại dương trẻ nhất khi xét đến yếu tố địa chất, nó được hình thành khi Nam Cực và Nam Mỹ chia tách và mở ra đoạn đường Drake. Trong hơn 30 năm qua, Nam Đại Dương đã phải hứng chịu nhiều sự thay đổi của khí hậu và dẫn đến những thay đổi lớn trong hệ sinh thái biển. 

Về vị trí, Nam Đại Dương nằm ở phía Nam vĩ tuyến 60°S và bao quanh khu vực châu Nam Cực.

Rãnh đại dương có độ sâu lớn nhất Trái Đất

Rãnh Mariana, hay còn gọi là vực Mariana hoặc vũng Mariana, đây là rãnh đại dương sâu nhất trên trái đất với chiều sâu là 10.935m (tương đương với gần 11km). Rãnh Mariana nằm ở khu vực Tây Bắc của Thái Bình Dương và phía Đông của đảo Mariana. Rãnh có chiều dài khoảng 2550km, kéo dài từ đảo Mariana tới gần khu vực Nhật Bản. Chiều rộng của rãnh Mariana lại khá khiêm tốn, chỉ rơi vào khoảng 69km. 

Rãnh đại dương có độ sâu lớn nhất Trái Đất
Rãnh đại dương có độ sâu lớn nhất Trái Đất

Điểm sâu nhất của rãnh Mariana nằm ở tọa độ  11°21′ Bắc và 142°12′ Đông, được gọi tên là Challenger, nó được đặt theo tên tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh, đơn vị đã khám phá ra khu vực sâu nhất này lần đầu tiên vào năm 1951.

Rãnh Mariana được tính toán là có thể chứa cả đỉnh núi cao nhất thế giới – Everest, mà còn thừa khoảng 2km thì mới chạm được tới mực nước biển. Trong một so sánh khác, người ta cũng chỉ ra được rằng, nếu như con người đặt chân lên mặt trăng là khoảng 12 lần thì số lần thám hiểm và khám phá rãnh Mariana chỉ có 4 lần. 

Như vậy, có thể thấy được sự khắc nghiệt dưới rãnh Mariana là như thế nào. Vì là nơi sâu nhất của trái đất, nên nó hoàn toàn không ánh nắng mặt trời, nước biển lạnh đến thấu xương, áp suất ở dưới đáy biển có thể cũng sẽ nghiền nát bạn nếu bị rơi xuống đó.

Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã có được cho mình lời giải đáp về thắc mắc đại dương nào sâu nhất? Cùng với đó là những kiến thức thú vị về các đại dương trên thế giới. Tiếp tục theo dõi Nhà văn TP.HCM để có được những thông tin hữu ích và thiết thực bạn nhé!

Previous Post

Nguyễn Khoa Điềm: Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

Next Post

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – Danh nhân văn hóa thế giới

Bài viết liên quan

Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Blog tổng hợp

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

by admin
21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?
Blog tổng hợp

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

by admin
14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán
Blog tổng hợp

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

by admin
13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa
Blog tổng hợp

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

by admin
13 Tháng Ba, 2023
Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại
Blog tổng hợp

Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại

by admin
8 Tháng Ba, 2023
Load More
Next Post
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - Danh nhân văn hóa thế giới

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
0

Thế Lữ là nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Ông được độc giả biết...

Read more
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

13 Tháng Ba, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác 21 Tháng Ba, 2023
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị  17 Tháng Ba, 2023
  • Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn 14 Tháng Ba, 2023
  • Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945 13 Tháng Ba, 2023
  • Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời 13 Tháng Ba, 2023
  • Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Cuốn sách nên đọc trước tuổi 30 12 Tháng Ba, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.