Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Mỗi nước có vị trí địa lý, diện tích, khí hậu,… ra sao? Đâu là quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay nhé!
Đông Nam Á có bao nhiêu nước?
Đông Nam Á là khu vực có 11 nước, bao gồm các quốc gia sau: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore, Brunei, Đông Timor, Indonesia, Malaysia. Trong đó, có 10 nước thuộc thành viên của tổ chức ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), ngoại trừ Đông Timor là quan sát viên của tổ chức này.

Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia với dải đất hình chữ S đặc trưng, nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, nơi tiếp giáp với biển Đông và được coi là trung tâm của khu vực Đông Nam Á khi nằm ở vị trí cửa ngõ.
Việt Nam có tổng diện tích đất liền lên tới 331.212 km², đường biên giới đất liền dài 4510km, đường bờ biển dài 3260km và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tại hai khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Về vị trí tiếp giáp trên đất liền, phía Bắc nước ta giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan.
Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố, trong đó Hà Nội là thủ đô của nước ta. Việt Nam cũng là một nước nhiệt đới gió mùa, với nguồn tài nguyên phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản.
Thái Lan
Được mệnh danh là xứ sở chùa vàng, Thái Lan có tổng diện tích lên tới 513.115km². Phía Đông Thái Lan giáp với Lào và Campuchia; phía Tây giáp với Myanmar và biển Andaman, phía Bắc giáp Lào và Myanmar; phía Nam giáp với vịnh Thái Lan và Malaysia. Ở phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan; phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ qua biển Andaman.
Thái Lan gồm có 76 tỉnh, trong đó 2 thành phố trực thuộc trung ương là Bangkok và Pattaya. Bangkok cũng chính là thủ đô của Thái Lan.
Về khí hậu, Thái Lan là đất nước nhiệt đới với 3 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 3 – tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 – tháng 11 và mùa lạnh từ tháng 11 – tháng 2 năm sau. Thái Lan cũng là đất nước đang phát triển ngành công nghiệp hiện đại nhưng chưa bao giờ làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống.
Philippines
Philippines là một đất nước có diện tích 299.764km², tổng diện tích đất liền gần 300.000km². Khu vực phía Bắc Philippines giáp với biển Đài Loan, phía Tây ngăn cách với Việt Nam bởi biển Đông khoảng 1500km, phía Nam ngăn cách với Malaysia bởi biển Sulu và Celebes, phía Đông là Thái Bình Dương. Philippines sở hữu khoảng 7107 hòn đảo lớn nhỏ, trải dài từ Bắc xuống Nam.

Philippines được chia thành ba miền là Luzon, Visayas, Mindanao và Manila là thủ đô của Philippines. Đây cũng là đất nước duy nhất ở Đông Nam Á lấy Thiên chúa giáo làm quốc đạo với khoảng 85% dân số theo đạo Thiên chúa.
Về khí hậu, Philippines là một đất nước nóng, ẩm, nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 26.5 độ C. Có ba mùa, bao gồm mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh.
Lào
Lào là một quốc gia không giáp biển, với diện tích 236.800km². Phía Tây Bắc nước Lào giáp với Myanmar và Trung Quốc; phía Đông giáp với Việt Nam; phía Đông Nam giáp với Campuchia; phía Tây và Tây Nam giáp với Thái Lan. Thủ đô của Lào là Viêng chăn.
Địa thế đất của Lào chủ yếu là núi non, bao phủ bởi rừng xanh với đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên.
Lào cũng là đất nước có khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 6 – tháng 11 năm sau) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau).
Campuchia
Campuchia nằm ở phía Tây Nam của bán đảo Đông Dương; phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Lan; phía Đông giáp với Việt Nam; phía Đông Bắc giáp với Lào; phía Nam giáp với biển. Campuchia có tổng diện tích 181.035km², với một nửa là đồng bằng tập trung ở hướng Nam và đông Nam, còn lại là đồi núi bao quanh đất nước. Hệ thống sông ngòi của đất nước Campuchia tập trung trong các lưu vực chính như biển Hồ, vịnh Thái Lan. Sông Mekong chạy dài từ Bắc đến Nam của đất nước
Thủ đô của Campuchia là Phnom Penh, cùng với đó là khoảng 90% dân số theo đạo Phật. Về khí hậu, Campuchia là đất nước nhiệt đới với hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau).
Myanmar
Myanmar có tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, hay còn có tên gọi khác là Miến Điện. Về vị trí địa lý, phía Bắc và Đông Bắc của Myanmar giáp với Trung Quốc; phía Đông giáp với Lào và Thái Lan; phía Nam giáp với biển A-da-man và vịnh Ben-gan; phía Tây giáp với Băng-la-đét và Ấn Độ.
Myanmar có tổng diện tích cực lớn, lên đến 676.578 km². Thủ đô của Myanmar là Naypyidaw. Myanmar cũng là đất nước Phật giáo với hàng vạn ngôi đền, chùa tháp cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống được bảo tồn và lưu giữ qua hàng ngàn đời.
Về khí hậu, Myanmar là đất nước nhiệt đới gió mùa, với 3 mùa chính quanh năm: Mùa hè (từ cuối tháng 2 – tháng 5), mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa thu (từ tháng 10 – tháng 2 năm sau).
Singapore
Với diện tích chỉ 728,6 km², Singapore chính là đất nước có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á. Đất nước Singapore được bao bọc bởi eo biển Malacca và vùng biển Nam Trung Quốc. Singapore nằm ở điểm giao nhau của con đường huyết mạch vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca.

Singapore được tổ hợp từ hơn 60 hòn đảo, trong đó Singapore là hòn đảo lớn nhất, chiếm khoảng 9/10 diện tích quốc gia. Đặc biệt, Singapore cũng được nối liền với Malaysia nhờ hai cây cầu vượt. Hay những hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Riau của Indonesia cũng chỉ cách Singapore một chuyến tàu tốc hành.
Về khí hậu, Singapore có khí hậu nhiệt đới, nắng quanh năm. Nhiệt độ duy trì trung bình ở ngưỡng 28-32 độ C. Tháng 12 thường là tháng mưa liên tục, tháng 7 và tháng 8 là những tháng nóng nhất năm.
Singapore là một đất nước hầu như không có quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào công nghiệp và dịch vụ.
Brunei
Brunei là một đất nước nằm ở bờ biển phía Bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp với biển Đông, quốc gia này còn hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh.
Thủ đô của Brunei là Bandar Seri Begawan. Đất nước này có diện tích 5.765 km² và được chia thành 4 huyện và 38 phó huyện. 4 huyện của brunei bao gồm: Belait, Brunei-Muara, Temburong, Tutong.
Khí hậu của Brunei là khí hậu nhiệt đới xích đạo với 3 mùa trong năm: Mùa xuân (từ tháng 1 – tháng 5), mùa hè (từ tháng 6 – tháng 8) và mùa hoạt động gió mùa (từ tháng 9 – tháng 12).
Đông Timor
Đông Timor còn có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Dân chủ Đông Timor. Quốc gia này có tổng diện tích 15.410, cách thành phố Darwin – Úc khoảng 640 km về phía Tây Bắc. Thủ đô của Đông Timor là thành phố Dili.
Đông Timor có phần nửa phía Đông là đảo Timor, những đảo lân cận bao gồm Atauro, Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo Tây Timor – Indonesia.
Đông Timor có khí hậu nhiệt đới ấm và nóng, được chia ra làm 2 mùa chính là: Mùa khô (từ tháng 5 – tháng 12), mùa mưa (từ tháng 12 – tháng 4 năm sau).
Indonesia
Indonesia là một đất nước nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia có chung biên giới với Singapore, Malaysia, phía bắc Philippines và một phần phía nam của Australia.

Indonesia cũng là đất nước có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với diện tích lên đến 1.904.569 km². Thủ đô của Indonesia là Jakarta.
Về khí hậu, Indonesia là đất nước nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khô riêng biệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô là từ tháng 5 đến hết tháng 10.
Malaysia
Malaysia là một đất nước sở hữu 2 phần đất liền là Tây Malaysia và Đông Malaysia.. Tổng diện tích của Malaysia là 329.847 km², trong đó bán đảo Tây Malaysia chiếm khoảng 40% và Đông Malaysia chiếm 60%. Tây Malaysia và Đông Malaysia cách nhau khoảng 40 dặm đường biển.
Tây Malaysia bao gồm 11 bang và 2 khu vực vùng đất thuộc liên bang, đây là một bán đảo nằm ở phía Đông, giáp với biển Đông, phía Tây được bao bọc bởi eo biển Malacca. Đông Malaysia bao gồm 2 bang lớn là Sabah và Sarawak, nằm ở khu vực phía Bắc đảo Borneo.
Thủ đô của nước Malaysia là Kuala Lumpur và đây cũng là đất nước có khí ấm áp và ẩm quanh năm, không phải chịu quá nhiều sự khắc nghiệt từ khí hậu cũng như các thảm họa thiên nhiên. Malaysia là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản,…
Đông Nam Á nằm ở khu vực nào?
Đông Nam Á nằm ở khu vực phía Đông Nam của Châu Á, đây là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực Đông Nam Á có phía Bắc giáp với Đông Á, phía Tây giáp Nam Á và vịnh Bengal, phía Đông giáp châu Đại Dương và Thái Bình Dương, phía Nam giáp Australia và Ấn Độ Dương.

Khu vực Đông Nam Á cũng bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo được đan xen giữa các biển và vịnh khá phức tạp. Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn.
Đông Nam Á có các nhóm dân tộc chính là: Nam Á, Nam Đảo, Melanesia, Negrito, Papua, Người Việt, Hán-Tạng, Thái. Về tôn giáo, khu vực Đông Nam Á bao gồm các tôn giáo sau: Vật linh, Phật, Kitô, Nho, Hindu, Hồi, Satsana Phi, Đạo và Tín ngưỡng Việt Nam.
Đông Nam Á có tổng diện tích lên tới 4.545.792 km2. Tổng số dân của các nước Đông Nam Á là 683.788.864 người. Mật độ dân số chiếm 135,6/km2. GDP bình quân đầu người đạt 4,018 USD.
Quốc gia nào có diện tích lớn nhất Đông Nam Á?

Như đã trình bày ở trên, bạn cũng có thể thấy được rằng với tổng diện tích lên đến 1.904.569 km², Indonesia chính là quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ của Indonesia trải dài từ Bắc đến Nam với hơn 1000 dặm và trải dài từ Đông sang Tây khoảng 3100 dặm.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp được cho bạn thắc mắc Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Cùng với đó là những thông tin cơ bản về vị trí địa lý, diện tích, khí hậu,… của mỗi quốc gia. Hy vọng, bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích và cần thiết nhất.