Hoàng Liên Sơn ở đâu? Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi đồ sộ nhất Việt Nam với đỉnh Fan-xi-păng được mệnh danh là nóc nhà đông dương với những khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, là điểm dừng chân của biết bao du khách. Vị trí địa lý, dân cư, khí hậu và tiềm năng khai thác du lịch của dãy Hoàng Liên Sơn sẽ được bật mí trong nội dung dưới đây.
Hoàng Liên Sơn ở đâu?
Cái tên Hoàng Liên Sơn có nguồn gốc từ chính đặc điểm của dãy núi này bởi trên dãy núi có rất nhiều cây hoàng liên – loài cây thân cỏ sống lâu năm với chiều cao khoảng trên dưới 30cm.
Hoàng Liên Sơn là một trong những các dãy núi cao nhất ở Việt Nam với vị trí địa lý quan trọng ở cực Bắc của nước ta.
Hoàng Liên Sơn có chiều rộng khoảng 30km và có chiều dài hơn 180km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, kéo dài tới Yên Bái.

Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều ngọn núi cao trên 2800m như: núi Ngũ Chỉ Sơn (3090m), núi Pú Luông (2938m), đỉnh Fansipan (3143m).
Do địa hình là núi cao nên thổ nhưỡng của Hoàng Liên Sơn khá đặc trưng: đất chủ yếu là đất mùn và đá mắc ma.
Cảnh quan rừng gồm 2 kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong đó có vườn quốc gia Hoàng Liên với thảm thực vật đa dạng, quần để động vật vô cùng phong phú.
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?
Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 con sông lớn phía Bắc đó chính là sông Hồng và sông Đà.
Điều này đã tạo cho dãy núi này có địa hình cắt xẻ nhiều với các sườn dốc, đỉnh nhọn, thung lũng hẹp và sâu vô cùng hiểm trở.
Phía Bắc Hoàng Liên Sơn tiếp giáp với cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc), phía Đông Hoàng Liên Sơn là sông Hồng, phía Nam là sông Đà và phía Tây là các cao nguyên.
Dân cư và khí hậu ở dãy Hoàng Liên Sơn
Dân cư Hoàng Liên Sơn
Bởi địa hình phức tạo với đồi núi dốc, thung lũng sâu nên dân cư của Hoàng Liên Sơn rất thưa thớt, chỉ có một số ít các dân tộc thiểu số như người Dao, người Mông, người Thái,…
Mỗi dân tộc lại có cách ăn mặc riêng biệt, thường là các trang phục truyền thống của từng dân tộc với các họa tiết thêu trang trí công phu với màu sắc rực rỡ, bắt mắt.
Giao thông ở khu vực này cũng gặp nhiều hạn chế bởi những dốc núi cao hiểm trở nên đã hình thành nên thói quen di chuyển đi bộ hoặc ngựa thông qua các đường mòn.
Các dân tộc thường sống chung thành các bản làng và nằm cách xa nhau. Ở khu vực sườn núi hoặc các thung lũng thường đông dân hơn các khu vực khác.

Dân cư phân bố từ thấp tới cao:
- Độ cao dưới 700m: Chủ yếu là dân tộc Thái
- Độ cao 700 – 1000m: Chủ yếu là dân tộc Dao
Người dân sống chủ yếu ở các nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Ngày nay, nhiều nơi có thêm các ngôi nhà sàn lợp ngói có tính kiên cố cao hơn, hạn chế được những tác động của nắng mưa.
Khí hậu Hoàng Liên Sơn
Với vị trí địa lý cao, dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều, những tháng mùa đông có thể xuất hiện tuyết rơi.
- Độ cao từ 2000 – 2500m: Mưa nhiều khí hậu rất lạnh
- Độ cao trên 2500m: Mây mù quanh năm, khí hậu lạnh hơn, gió thổi mạnh.
Tiềm năng du lịch của dãy Hoàng Liên Sơn
Hoàng Liên Sơn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, là một địa điểm du lịch thú vị đối với du khách:
Trải nghiệm cảnh quan
- Đỉnh Fansipan
Là một trong những địa điểm dừng chân của rất nhiều người, đặc biệt là các phượt thủ Việt Nam để chinh phục “nóc nhà Đông Dương”.
Hiện tại, đường lên đỉnh Fansipan đã được lắp đặt hệ thống cáp treo hoạt động từ 7h30 tới 16h30 hàng ngày giúp phục vụ cho du khách di chuyển lên đỉnh núi dễ dàng, nhanh chóng. Một vé khứ hồi cho người lớn có giá 700.000đ, vé dành cho trẻ em là 500.000đ.

Ngoài ra, du khách cũng có thể chọn cách di chuyển bằng cách leo bộ để có thể từ từ tận hưởng những cảnh đẹp nơi đây.
- Sapa
Là một địa điểm đã được đầu tư khai thác du lịch lớn nhất tại Hoàng Liên Sơn với gần 160 cơ sở homestay đem lại doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm ở các xã Tả Van, Bản Hồ, Lao Chải, Tả Phìn,…
Sapa là một vùng đất khiêm nhường nhưng ẩn chứa biết bao nhiêu cảnh sắc thiên nhiên với bức tranh xanh của đồi núi kết hợp với kiến trúc xây dựng hài hòa, tạo nên một không gian tổng thể thơ mộng, hấp dẫn.
Thành phố Sapa chìm trong làn mây bồng bềnh huyền ảo như chốn thần tiên, khí hậu mát mẻ. Đặc biệt, vào thời điểm mùa đông càng khiến cho du khách thích thú khi xuất hiện tuyết rơi.
- Vườn quốc gia Hoàng Liên
Một địa điểm bạn cũng có thể ghé thăm đó chính là vườn quốc gia Hoàng Liên – rừng đặc dụng quan trọng nằm ở độ cao 1000 – 3000m.
Tới đây, bạn sẽ được hòa mình vào một môi trường sinh thái phong phú, trải nghiệm sống giữa thiên nhiên, khí hậu đặc biệt – trải nghiệm 4 mùa trong 1 giờ.
Đây chắc chắn sẽ là một địa điểm lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, đam mê khám phá thế giới tự nhiên.
Trải nghiệm văn hóa

Tới Hoàng Liên Sơn, bạn còn có thể trải nghiệm các lễ hội đặc sắc của người dân thiểu số như: múa quạt, ném còn, múa xòe, múa sạp, hội xuống đồng,…
Người dân thường diện những trang phục vô cùng tỉ mỉ, màu sắc sặc sỡ, bạn có thể tìm mua để làm kỉ niệm hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân trong chuyến du ngoạn này.
Chợ phiên, chợ tình cũng là những đặc điểm văn hóa đặc trưng khi khám phá Hoàng Liên Sơn.
Trải nghiệm ẩm thực
Tới mỗi địa điểm, chúng ta còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực vùng miền với các món ăn truyền thống như: thắng cố, cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn mán nướng, lẩu cá hồi, lẩu cá tầm,…
Các món ăn vô cùng đặc sắc và lạ miệng do chính người dân tộc chế biến được rất nhiều người tiêu thích như: phở Bắc Hà, lạp xưởng Sapa, thịt trâu gác bếp,…
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi nội dung của nhavantphcm.com.vn về những đặc điểm tự nhiên, dân cư, khí hậu và khai thác du lịch ở dãy Hoàng Liên Sơn. Hy vọng đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho bạn và gia đình trong kỳ nghỉ sắp tới!