Văn học dân gian là một phần quan trọng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Vậy, văn học dân gian là gì? Văn học dân gian có những thể loại, đặc trưng và giá trị như thế nào? Mời bạn hãy cùng với Nhà văn TP.HCM tham khảo và tìm hiểu ngay nhé!
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được sáng tạo và truyền miệng qua nhiều tầng lớp nhân dân. Văn học dân gian ra đời từ những ngày đầu của xã hội loài người, khi mà chữ viết còn chưa được hình thành và phát triển. Khi đó, những câu chuyện dân gian chỉ được phổ biến dưới hình thức truyền miệng.

Một thời gian sau, khi chữ viết xuất hiện và các tác phẩm dân gian bắt đầu được văn bản hóa. Tuy nhiên, cái hay của văn học dân gian vẫn được giữ gìn ở đó, tính truyền miệng vẫn được duy trì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Văn học dân gian hầu hết đều là những tác phẩm chứa đựng nhiều tâm tư, tình cảm,… được lấy cảm hứng sáng tác từ những chủ đề gần gũi với đời sống lao động của con người. Có thể nói văn học dân gian là liều thuốc tinh thần để xua tan mệt mỏi, bộn bề trong cuộc sống lao động và học tập, là tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt
Đôi nét đặc trưng và thể loại trong văn học dân gian Việt Nam
Đặc trưng của văn học dân gian thể hiện ở 3 yếu tố chính là tính truyền miệng, tính nguyên hợp và tính tập thể.
Tính truyền miệng
Cái hay và cái đặc trưng nhất của văn học dân gian là nằm ở tính truyền miệng. Các ngôn từ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo nên một tác phẩm có nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật phong phú. Sự truyền miệng phản ánh đúng hiện thực cuộc sống của người dân, nó được truyền từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vùng này sang vùng khác. Sự truyền miệng cũng là khởi nguồn cho những buổi diễn xướng dân gian đầy thú vị, là cơ hội để phát triển các thể loại như hát, diễn kịch.
Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp được thể hiện ở nhiều khía cạnh xã hội và phản ảnh được tình trạng từ ý thức xã hội nguyên thủy.
Văn học dân gian được xem như là một bộ bách khoa toàn thư của nhân dân ta từ xưa đến nay. Một đại bộ phận nhân dân và các tác giả văn học tuy không có điều kiện tham gia các hoạt động tinh thần cũng như tri thức về tư tưởng tình cảm. Tuy nhiên, họ vẫn cảm nhận được tính nghệ thuật thuần túy của văn học dân gian, bởi những gì mà thể loại văn học này đề cập tới đều nói lên những nỗi lòng của họ.
Tính tập thể
Văn học dân gian là những tác phẩm được nhân dân sáng tác, nhưng không phải ai cũng có thể là tác giả của thể loại văn học này. Một tác phẩm dân gian thường được bắt đầu từ một người, sau đó câu chuyện tiếp tục được truyền từ người này sang người khác và dần được hoàn thiện về nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Đây chính là phương thức sáng tác mang tính tập thể của một tác phẩm văn học dân gian.

Bên cạnh các đặc trưng trên, văn học dân gian còn bao gồm các thể loại sau:
- Truyền thuyết: Là những tác phẩm được truyền miệng và nói về các nhân vật lịch sử thần thoại không xác định có thật hay không. Đồng thời, giải thích về nguồn gốc của các linh vật theo quan điểm cá nhân với các biện pháp tu từ, nhân hóa,… hoặc nói phóng đại, phô trường về một nhân vật huyền ảo nào đó.
>> Ví dụ: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Con Rồng Cháu Tiên, Thánh Gióng, Mỵ Châu – Trọng Thủy,…
- Thần thoại: Kể về sự tích của các vị thần tạo nên thế giới tự nhiên, thiên nhiên. Thể loại thần thoại phản ánh nhận thức của con người từ thời cổ đại và nguồn gốc của thế giới con người.
>> Ví dụ: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Sự tích con rồng cháu tiên,…
- Sử thi: Bao gồm các tác phẩm tự sự với những nội dung bắt nguồn từ đời sống hằng ngày hoặc một nhân vật trung tâm nào đó như dũng sĩ, anh hùng,…
>> Ví dụ: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường),…
- Truyện cười: Đây là những câu truyện cười có tác dụng mua vui, giải trí cho người đọc, thường mang tính chất khá đơn giản và hài hước.
>> Ví dụ: Thầy bói xem voi, Lợn cưới, áo mới, Đẽo cày giữa đường,…
- Truyện ngụ ngôn: Bao gồm các tác phẩm như văn xuôi, thơ,… lấy đồ vật, loài vật,… để làm phép ẩn dụ hoặc sử dụng cách nói bóng nói nói gió để ẩn ý về một người nào đó và đưa ra bài học thấm thía cho người đọc.

>> Ví dụ: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Rùa và thỏ,…
- Truyện cổ tích: Đây là những tác phẩm hư cấu, bao gồm các câu chuyện cổ tích, loài vật, phiêu lưu, con người,… Thường kể về các nàng tiên, ông bụt, phù thủy, thần tiên,…
>> Ví dụ: Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Sọ dừa,…
- Ca dao: Là những câu ca dao được truyền miệng dưới dạng câu hát mà không theo một giai điệu nhất định nào và thường được phổ thành các bài thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ.
>> Ví dụ: Thương người như thể thương thân, Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Một giọt máu đào hơn ao nước lã,…
- Vè: Được sáng tác như một hình thức tự sự dân gian, có vần và thường phản ánh các sự kiện xoay quanh đời sống con người, từ đó thể hiện thái độ khen – chê đối với các sự kiện đó.
>> Ví dụ:
Bài vè: Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường đông
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.
- Tục ngữ: Đây là những tác phẩm được đúc kết từ dân gian, là những câu tục ngữ thường rất ngắn gọn, với vần điệu dễ nhớ, dễ truyền miệng và ý nghĩa sâu sắc để làm bài học nhắc nhở cho con cháu đời sau.
>> Ví dụ: Cần cù bù thông minh, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Bán anh em xa, mua láng giềng gần,…
- Câu đố: Là những câu đố phản ảnh những sự vật, hiện tượng theo lối nói lái. Các câu đố thường được sáng tạo nhờ vào đặc trưng và chức năng của từng vật thể cá biệt, đồng thời phản ánh tương thông qua các hình ảnh so sánh.
>> Ví dụ: Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng. Là con gì? (Con ruồi)
- Chèo: Đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền của Việt Nam. Chèo khi được kết hợp với các yếu tố trữ tình và chế giễu nhằm mục đích ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
>> Ví dụ: Thị Mầu lên chùa
- Truyện thơ: Thường được sáng tác bằng chữ Nôm và viết theo thể thơ lục bát. Các tác phẩm truyện thơ rất giàu chất trữ tình, nó phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi hay sự công bằng trong xã hội bị tước đoạt.
>> Ví dụ: Phạm Công – Cúc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Tiễn dặn người yêu,…
Giá trị văn học dân gian Việt Nam
Các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam mang đến cho đời sống con người những giá trị vô cùng thiết thực, to lớn.
Là kho tàng tri thức để bạn khám phá
Tri thức trong văn học dân gian tập trung ở đủ mọi lĩnh vực từ tự nhiên, xã hội cho đến con người. Đặc biệt, đó còn là những kinh nghiệm được đúc rút từ những bài học thực tiễn. Sau đó, được trình bày bằng những ngôn ngữ nghệ thuật để thu hút, hấp dẫn người đọc và có giá trị lâu bền với thời gian.

Giá trị thẩm mỹ to lớn, tạo bản sắc riêng cho văn học nước nhà
Các tác phẩm văn học dân gian được chắt lọc và mài giũa qua hàng nghìn năm. Đến nay, nhiều tác phẩm đã và đang trở thành chuẩn mực về nghệ thuật để các thế hệ sau học tập và dõi theo. Giá trị thẩm mỹ to lớn của các tác phẩm văn học dân gian được người đời gìn giữ từ thế hệ này sang thế khác và sẽ tiếp tục tồn tại, phát hay đến mai sau.
Hàm chứa những ý nghĩa giáo dục sâu sắc
Thông qua các tác phẩm văn học dân gian là những bài học về tình yêu thương của con người, khao khát bảo vệ quê hương, tinh thần đấu tranh, niềm tin và chính nghĩa để chiến thắng cái xấu, cái ác,… Đây đều là những bài học nhằm bồi dưỡng ý thức con người để hướng tới cái chân – thiện – mỹ, giúp mỗi người chúng ta có thêm tinh thần và sự trách nhiệm đối với đất nước, con người.
Bài viết trên đây đã khái quát cho bạn những kiến thức chi tiết nhất về văn học dân gian Việt Nam. Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nền văn học dân gian nước nhà, cùng với đó là những giá trị to lớn mà thể loại văn học này mang tới cho đời sống.