Mùa đông bắt đầu tháng mấy ở nước ta? Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nhưng ở Việt Nam, cụ thể là miền Bắc vẫn có mùa đông lạnh hàng năm do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mời bạn đọc khám phá thời điểm bắt đầu mùa đông, dấu hiệu và những nét đặc trưng về thời tiết mùa đông tại Việt Nam và một số nước châu Âu trong nội dung bài viết dưới đây của nhavantphcm.com.vn.
Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?
Có 3 cách xác định thời điểm mùa đông bắt đầu là dựa theo thiên văn học, theo khí tượng học hoặc dựa theo lịch Trung Quốc. Trong đó, cách phổ biến nhất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đó chính là dựa theo lịch âm (lịch Trung Quốc).
- Theo lịch Trung Quốc
Theo lịch âm, mùa đông ở nước ta sẽ bắt đầu từ khoảng mùng 7/11 dương lịch (tiết lập đông) và kết thúc vào ngày 3/2 dương lịch (sau tiết đại hàn và trước tiết lập xuân).
Do đó
- Theo thiên văn học
Dự theo cách tính thiên văn học, mùa đông sẽ được tính từ thời điểm mặt trời chạm tới điểm thấp nhất về hướng nam và trở lại về phía Bắc sau đó. Đây cũng là điều lý giải tại sao mà mùa đông lại có thời gian ban ngày ngắn hơn mùa hè.

Một đặc điểm khá thú vị về mùa đông ở cực Nam và cực Bắc đó chính là mùa đông ở bán cầu Bắc sẽ ngắn hơn mùa đông ở bán cầu Nam, cụ thể:
Bán cầu Bắc: mùa đông kéo dài 89 ngày tính từ 21 hoặc 22/12
Bán cầu Nam: mùa đông kéo dài 93 ngày tính từ ngày 21/6
- Theo khí tượng học
Theo cách tính khí tượng học (nghiên cứu khí quyển) thì mùa đông ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam sẽ có đặc điểm khác biệt nhất định: Ở bán cầu Bắc mùa đông kéo dài khoảng 3 tháng, từ 1/12 tới khoảng cuối tháng 2. Ở bán cầu Nam, mùa đông cũng sẽ kéo dài khoảng 3 tháng, từ đầu tới 6 tới cuối tháng 8.
Mùa đông ở Việt Nam bắt đầu từ tháng mấy?
Gió mùa Đông Bắc chỉ có thể tác động tới khu vực miền Bắc của Việt Nam (tính từ dãy núi Bạch Mã về phía Bắc). Chính vì thế, miền Bắc có đủ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông với những đặc trưng riêng biệt. Ở khu vực miền Nam sẽ không có mùa đông, chỉ bao gồm mùa mưa và mùa khô.

Khoảng tháng 10 hàng năm, không khí miền Bắc đã khá mát mẻ có kèm theo các cơn gió se lạnh nhưng khá dễ chịu. Cho tới khoảng giữa và cuối tháng 11, gió mùa Đông Bắc sẽ hoạt động mạnh hơn đem theo gió khô và lạnh thổi vào đất liền. Khoảng thời gian tháng 12 tới tháng 3 năm sau mới chính là lúc gió mùa Đông Bắc thổi mạnh nhất.
Địa hình vùng núi phía bắc với các dãy núi cao hình cánh cung chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tạo điều kiện khiến cho gió mùa thâm nhập sâu và mạnh mẽ hơn.
Dấu hiệu và đặc điểm thời tiết mùa đông ở Việt Nam
Dấu hiệu mùa đông ở Việt Nam
Dấu hiệu để nhận biết mùa đông của miền Bắc sắp tới chính là những đợt gió lạnh và mưa dai dẳng kéo dài mang lại cảm giác lạnh buốt.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng ta có thể nhận thấy mùa đông thông qua hiện tượng sương muối vào mỗi buổi sáng. Các hạt sương gặp nhiệt độ thấp tạo nên những lớp băng tuyết mỏng li ti và sẽ tan sau khi mặt trời mọc.
Sương mù cũng là một trong những dấu hiệu không thể không nhắc đến mỗi khi tới mùa đông. Lượng hơi nước trong không khí nhiều vào sáng sớm và chiều tới với các hạt nước nhỏ bay lơ lửng trong không gian, bầu không khí mát lạnh, cực thoải mái.

Tuy nhiên, cho tới hiện tại, dưới tác động của công nghiệp và giao thông vận tải, khói bụi, đặc biệt là bụi mịn xuất hiện dày đặc khiến cho mọi người hiểu nhầm là sương. Nhiều địa điểm ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, chất lượng không khí luôn ở mức báo động đỏ – gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và những người có bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, những thay đổi về thiên nhiên như: cây rụng lá, xuất hiện các loại hoa, rau củ quả ưa lạnh,… cũng chính là những dấu hiệu cho thấy mùa đông sắp tới gần.
Đặc điểm thời tiết vào mùa đông ở Việt Nam
Đây chính là mùa lạnh nhất trong năm với nhiệt độ khoảng từ 15 – 20 độ C, những ngày lạnh nhất có thể xuống sâu tới 9 – 10 độ C. Đặc biệt, ở khu vực miền núi có địa hình cao thì nhiệt độ có thể xuống sâu hơn.
Mùa đông thường đi kèm với gió mùa, những cơn gió lạnh “cắt da cắt thịt” khiến cho chúng ta cảm thấy buốt thấu xương. Đặc biệt, ở Sapa còn có thể xuất hiện hiện tượng tuyết rơi.
Mùa đông không chỉ lạnh mà còn khô tạo cảm giác khó chịu cho mọi người khi môi khô, da nứt nẻ,…
Không chỉ như vậy, ở các vùng núi cao thời tiết còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: tuyết rơi, sương muối, mưa đá gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, động vật, cây trồng, làm thiệt hại đời sống kinh tế trong khu vực.
Mùa đông ở Châu Âu vào tháng mấy?
Mùa đông ở châu Âu cũng khá tương đồng với thời điểm mùa đông ở Việt Nam nhưng có phần ngắn hơn, kéo dài từ đầu tháng 12 tới hết tháng 2 năm sau.
Ở đây, thời tiết lạnh hơn, xuất hiện tuyết kéo dài gây ảnh hưởng không ít tới đời sống hàng ngày của người dân nơi đây, giao thông, thương mại và nhiều hoạt động xã hội khác.
Tuy nhiên, tuyết rơi vào mùa đông tại châu Âu cũng tạo nên những nét đặc trưng nhất định giúp phát triển ngành du lịch với các trò chơi với tuyết (trượt tuyết).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong những tháng cuối năm, nhiệt độ ở nhiều nước châu Âu vẫn như mùa hè, có nơi đạt kỷ lục 35 độ C.

Mùa đông đang dần có xu hướng ngắn lại, thời tiết lạnh muộn hơn và mùa hè tới sớm hơn bình thường. Số ngày lạnh cũng ít hơn, số ngày có tuyết rơi cũng vì thế mà giảm theo.
Trong ngắn hạn, thời tiết ấm áp chính là một tin tốt đối với người dân của châu lục này. Tuy nhiên, tình trạng này cứ nối tiếp kéo dài thì lại là một điều đáng lo ngại – không chỉ là ở châu Âu mà còn là vấn đề trên toàn thế giới. Đây là một trong những bằng chứng rõ nét nhất về biến đổi khí hậu kéo theo các nguy cơ về sức khỏe – xã hội.
Hy vọng những thông tin tổng hợp được cung cấp từ website nhavantphcm.com.vn đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong đời sống và học tập hàng ngày của mình. Chúc bạn học tập hiệu quả!