Bạn có biết năm nhuận có bao nhiêu ngày? Làm thế nào để tính năm nhuận? Năm 2023 này có phải năm nhuận hay không. Tất cả những câu hỏi này sẽ được nhavantphcm.com.vn giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!
Năm nhuận là gì?
Lịch âm và lịch dương có cách tính khác nhau, một bên dựa theo thời gian Trái Đất quay quanh Mặt trời, một bên dựa vào thời gian quay quanh Mặt Trăng. Chính vì thế, năm nhuận của 2 loại lịch này cũng khác nhau, cụ thể:
- Theo lịch dương
Năm nhuận là năm chứa một ngày dư ra so với những năm bình thường, ngày bị dư ra trong những năm nhuận là ngày 29/2.
Vì sao lại có ngày nhuận 29/2? Bởi lịch dương được tính theo thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Để quay hết một vòng quanh Mặt Trời thì sẽ mất khoảng 265,2422 ngày (khoảng 365 ngày, 5 giờ 49 phút và 12 giây). Do đó, cứ 4 năm, số dư này sẽ được cộng lại để trở thành 1 ngày 29/2.

- Theo lịch âm
Năm nhuận là năm có 13 tháng – dư ra 1 tháng so với các năm bình thường.
Lịch âm được tính theo chu kỳ quay quanh Mặt Trăng của Trái Đất, một chu kỳ mất khoảng 29.53 ngày nên một năm âm lịch sẽ chỉ có 354 ngày (ít hơn 1 năm dương lịch 11 ngày).
Do vậy, cứ khoảng 3 năm âm lịch thì sẽ lại có thêm một tháng nhuận để đảm bảo năm âm lịch đó phù hợp với chu kỳ của thời tiết.
Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Số lượng ngày của năm nhuận âm lịch và số ngày của năm nhuận dương lịch là không giống nhau, cụ thể:
- Theo lịch dương
Theo lịch dương, năm nhuận không có sự thay đổi quá nhiều về số lượng ngày – năm nhuận có 366 ngày.
- Theo lịch âm
Theo lịch âm, năm nhuận sẽ bao gồm 13 tháng, do đó, công thức tính ngày trong năm nhuận âm lịch sẽ là:
Tổng số ngày = 354 + Số ngày trong tháng nhuận.
Vậy làm thế nào để xác định tháng nhuận là tháng nào?

Một năm sẽ có 12 trung khí (vũ thủy, đại hàn, đông chí, tiểu tuyết, sương giáng, thu phân, xử thử, đại thử, hạ chí, tiêu mãn, cốc vũ, xuân phân).
Tháng không có ngày trung khí sẽ được chọn làm tháng nhuận. Trong trường hợp nhiều tháng trong năm đó đều không có ngày trung khí thì tháng đầu tiên sau đông chí sẽ được chọn làm tháng nhuận.
Lưu ý: tháng giêng (tháng 1) và tháng chạp (tháng 12) sẽ không bao giờ được chọn làm tháng nhuận trong âm lịch.
Sau khi xác định được tháng nhuận, bạn sẽ xác định được số ngày và tính được tổng số ngày trong năm nhuận âm lịch đó.
Cách tính năm nhuận
- Tính năm nhuận dương lịch
Một vòng quay của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hết tổng thời gian là xấp xỉ 365 ngày 5 giờ 49 phút.
Để tiện cho việc tính toán, người ta đã làm tròn một năm thành 365 ngày.
Tuy nhiên, 365 năm lại không thể chia hết cho 12 nên người ta đã tạo ra tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày, 28 ngày).
Do vậy, cứ một năm thì sẽ dư ra khoảng thời gian là 5 giờ 49 phút. 4 năm liền gộp lại sẽ tạo thành một ngày. Ngày này sẽ được cộng vào thành ngày 29 tháng 2.
Như vậy, các năm nhuận sẽ cách nhau 4 năm, những năm chia hết cho 4 sẽ là năm nhuận.
Ví dụ:
2020 chia hết cho 4 → Năm 2020 là năm nhuận dương lịch
2023 không chia hết cho 4 → Năm 2023 không phải năm nhuận dương lịch.

- Tính năm nhuận âm lịch
Từ xa xưa, người ta đã phát hiện ra sự tròn khuyết của mặt trăng đã có tính quy luật sẵn, mỗi một chu kỳ sẽ kéo dài khoảng 29.53 ngày. Do đó, thời gian đó được gộp chung lại thành 1 tháng.
Để dễ dàng trong việc tính toán, tháng đủ sẽ được tính là 30 ngày, còn tháng thiếu sẽ được tính là 29 ngày. Một năm âm lịch sẽ có 354 ngày – ngắn hơn so với dương lịch 11 ngày.
Do vậy, cứ 3 năm, sẽ có sự chênh lệch với dương lịch và âm lịch là 33 ngày.
Để sự chênh lệch này không quá lớn thì cứ 3 năm âm lịch sẽ được cộng thêm 1 tháng nhuận.
Nhưng cộng thêm 1 tháng nhuận thì thời gian giữa âm lịch và dương lịch vẫn có sự chênh lệch nhiều sau một thời gian.
Chính vì thế, cứ sau 19 năm sẽ có 1 lần cách 2 năm sẽ có thêm 1 tháng nhuận (thay vì 3 năm như bình thường).
Trong chu kỳ 19 năm, các năm thứ 3, 6, 9 (hoặc 8), 11, 14, 17, 19 sẽ là các năm nhuận.
Đơn giản hơn, bạn có thể lấy số năm chia cho 19, nếu dư 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận.
Ví dụ:
2020 chia 19 dư 6 → Năm 2020 là năm nhuận âm lịch
2019 chia 19 dư 5 → Năm 2019 không là năm nhuận âm lịch
Năm nhuận là năm nào?
- Theo lịch dương
Bình thường, một thế kỷ sẽ có 24 năm nhuận và 76 năm không nhuận. Tuy nhiên, nếu trong một chu kỳ đó có 1 năm là bội số của 400 (giống như năm 2000) thì sẽ có thêm 1 năm nhuận.
Như vậy, trong thế kỷ XXI (100 năm) thì sẽ có 25 năm nhuận và 75 năm không nhuận. Các năm nhuận bao gồm: Năm 2000, năm 2004, năm 2008, năm 2012, năm 2016, năm 2020, năm 2024, năm 2028, năm 2028, năm 2032, năm 2036, năm 2040, năm 2044, năm 2048, năm 2052, năm 2056, năm 2060, năm 2064, năm 2068, năm 2072, năm 2076, năm 2080, năm 2084, năm 2088, năm 2092 và năm 2096.
- Theo lịch âm
Dựa theo cách tính lấy số năm chia cho 19, nếu kết quả có số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận.
Trong thế kỷ XXI, các năm nhuận âm lịch bao gồm: Năm 2001, năm 2004, năm 2006, năm 2009, năm 2012, năm 2014, năm 2017, năm 2020, năm 2023, năm 2025, năm 2028, năm 2031, năm 2033, năm 2036, năm 2039, năm 2042, năm 2044, năm 2047, năm 2050, năm 2052,…
Năm 2023 và 2024 có phải năm nhuận không?

Nhiều người chưa có hiểu biết nhiều về lịch trong năm thường tỏ ra khá bối rối và rất dễ nhầm lẫn về cách tính lịch âm và lịch dương.
Trong năm 2023 là một năm nhuận với 2 tháng 2 âm lịch, một tháng có 29 ngày. Trong khi đó, tháng 2 dương lịch vẫn có 28 ngày như bình thường.
Còn trong năm 2024, đây lại là một năm nhuận dương lịch, tháng 2 có 29 ngày chứ không phải 28 ngày như thường lệ. Còn lịch âm 2024 không phải là một năm nhuận nên số lượng ngày sẽ là 354 ngày.
Năm nhuận có bao nhiêu ngày, bạn đã có câu trả lời rồi chứ? Hy vọng bài viết của nhavantphcm.com.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong học tập và cuộc sống hàng ngày!