Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo? Nghĩa quân Tây Sơn gắn liền với cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Cho tới hiện tại đã có rất nhiều giả thuyết về cuộc hành quân này, nhưng kết luận dường như vẫn chưa thỏa đáng. Cùng nhavantphcm.com.vn tìm hiểu chi tiết về nghĩa quân Tây Sơn trong nội dung dưới đây!
Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo?
Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Trong thời gian đầu, Nguyễn Nhạc là người khởi xướng và cũng là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Từ năm 1771, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cũng tham gia tập hợp lực lượng và xây dựng căn cứ trên Tây Sơn thượng đạo, đây cũng là vùng đất tổ 4 đời của anh em nhà họ Nguyễn từ khi khai hoang lập ấp.

Năm 1773, Nguyễn Nhạc mở cuộc tấn công khởi đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang xuống khu vực Tây Sơn hạ đạo. Ngay trong năm đó, đội quân đã hạ thành Quy Nhơn, giải phóng thêm cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi, Bình Thuận.
Năm 1775, quân Tây Sơn tiếp tục thống nhất được cả vùng đất từ Quảng Nam tới Bình Thuận, tạo đòn bẩy mở cuộc tiến công và giải phóng Gia Định vào năm 1783.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự lập làm hoàng đế, mở rộng thành Đồ Bàn làm kinh đô. Nguyễn Huệ trong giai đoạn này đã thể hiện tài năng và cống hiến hết mình, là một tướng lĩnh tài ba của quân Tây Sơn.
Trong cuộc tiến công vào Gia Định từ 1776 đến 1783, Nguyễn Huệ đã 3 lần tham gia chỉ huy chính và giành được thắng lợi.
Quân Tây Sơn thắng 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh
Cuộc chiến tranh xâm lược năm 1784 của Xiêm và năm 1788 của quân Xiêm đã đe dọa trực tiếp tới hai miền Bắc, Nam của nước ta.
Tình hình trong nước cũng vô cùng căng thẳng, các thế lực tranh giành quyền lực. Thêm vào đó, một bộ phận lực lượng chính trị bị suy bại, đi cầu cứu viện trợ nước ngoài đã tạo điều kiện cho quân xâm lược tràn vào trong nước.
Trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã thực hiện đánh bại quân xâm lược phía Nam và phía Bắc của đất nước.

Năm 1784 – 1785, 5 vạn quân Xiêm tiến vào Gia Định theo cả đường biển và đường bộ và bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt.
Năm 1785, Nguyễn Huệ đem quân vượt biển vào Gia Định phản công, nhử quân định vào trận địa mai phục được bố trí sẵn khiến quân giặc không kịp trở tay, tháo chạy về nước, lúc đó chỉ còn hơn 1 vạn quân.
Năm 1788 – 1789, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Dưới danh nghĩa giúp vua Lê thống nhất đất nước, quân Thanh tràn sang Việt Nam với số lượng lên tới 29 vạn quân.
Ngày 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, xuất quân ra bắc với cuộc hành quân thần tốc được lưu truyền nhiều năm trong lịch sử.
Sáng mồng 5 Tết, quân Tây Sơn đã tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và nhanh chóng giải phóng kinh thành Thăng Long, đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Quân Tây sơn chấm dứt tình trạng Đàng Trong – Đàng ngoài
Ngày 15/5/1786, Nguyễn Huệ được cử tiến quân ra bắc, đánh Phú Xuân, thành công chiếm được Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh, giải phóng Đàng Trong.
Dưới danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ đã đưa quân ra Đàng Ngoài, đánh tan quân Trịnh chỉ trong 10 ngày, chiếm thành Thăng Long.
Trong thời gian ở thành Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lo ổn định tình hình chính trị Bắc Hà.

Phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến quan trọng trong việc thống nhất nền độc lập quốc gia:
- Chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài trong cùng một quốc gia đã kéo dài tới trên 2 thế kỷ.
- Lật đổ chính quyền chúa Trịnh – chúa Nguyễn.
Trong cả hai cuộc đấu tranh khốc liệt ấy, phải kể đến vai trò quan trọng của vị lãnh đạo tài ba Quang Trung (Nguyễn Huệ), sự cương quyết, mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng, hành động dứt khoát với cuộc hành quân thần tốc được đời đời khắc ghi.
Vua Quang Trung xây dựng vương triều Tây Sơn
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tiếp quản Phú Xuân, bắt tay vào xây dựng và cải cách đất nước. Phú Xuân trở thành kinh đô của cả đất nước.
Tại kinh đô, Quang Trung đã tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, củng cố nội trị để có thể xây dựng một vương triều vững mạnh từ bên trong. Đơn vị hành chính được chia thành các cấp bậc: trấn, phủ, huyện, tổng và cuối cùng là xã.
Thăng Long được đổi tên thành Bắc Thành, được chọn là đơn vị hành chính đặc biệt gồm 11 trấn với quyền hạn khá lớn.
Quang Trung sử dụng nhiều quan lại của chính quyền cũ, ra sức thu nạp nhân tài, trọng dụng các sĩ phu, ra chiếu cầu hiền,… giúp vua cai quản đất nước.

Sau khi thống nhất được giang sơn, quân đội vẫn rất được chú trọng, tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự với bộ binh, pháo binh, thủy binh, kỵ binh và tượng binh được trang bị đầy đủ vũ khí, giáp và sức chiến đấu cao giúp áp chế các thế lực chống đối, phòng thủ các thế lực nhăm nhe từ bên ngoài.
Về kinh tế, Quang Trung thực hiện các cuộc cải cách về kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục giúp phục hồi kinh tế quốc gia, ổn định trật tự xã hội. Quang Trung ban hành các chiếu cầu hiền, chiếu khuyến nông, chiếu dụ các quan văn quan võ triều cũ, chiếu mở khoa thi,… để tìm người tài ra giúp nước.
Chỉ trong 4 năm ngắn ngủi, công cuộc cải cách đất nước dù chưa được hoàn thành, nhưng đã cho chúng ta thấy một vị vua với những hoài bão lớn lao, tầm vóc, tài năng, giàu ý chí quyết tâm. Trên hết là tài năng xây dựng quân đội, lối đánh thần tốc, mãnh liệt.
Trong cuộc đời của mình, Nguyễn Huệ tham gia khởi nghĩa từ 18 tuổi, đi tới đâu, thắng tới đó với nhiều chiến công chói lọi, cứu đất nước khỏi những nguy nan rơi vào tay giặc.
Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo? Câu hỏi đã được giải đáp. Hy vọng những thông tin chia sẻ về vị lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn – Quang Trung của nhavantphcm.com.vn đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích phục vụ cho việc học tập của bản thân. Chúc bạn học tập tốt!
Câu hỏi trắc nghiệm: Nghĩa quân Tây Sơn do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Lợi
C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ
D. Đinh Liệt
Đáp án C – Đúng. Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo.