Triều đại nhà Nguyễn với nhiều dấu ấn đặc biệt, đã và đang là đề tài hấp dẫn trong của nền lịch sử Việt Nam. Vậy nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Cuộc đời, sự nghiệp của 13 vị vua dưới triều đại nhà Nguyễn có gì nổi bật? Mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi và tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vào mùa thu năm 1972, khi vua Quang Trung đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn đã bắt đầu suy vong. Lợi dụng tình hình và thời cơ đó, cháu chúa Nguyễn Phúc Khoát là Nguyễn Phúc Ánh đã tấn công và đánh chiếm các thành nhà Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn vào năm 1802. Sau đó, Nguyễn Ánh lên ngôi vua Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân – Huế. Khoảng hai năm sau, ông đổi tên nước thành Việt Nam. Năm 1838, con trai của ông là Hoàng Đế Minh Mạng một lần nữa đổi tên thành Đại Nam.

Triều đại nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm với sự trị vì của 13 vị vua khác nhau. Thời các vua Nguyễn đầu tiên, đất nước phát triển vô cùng bền vững, nền kinh tế và văn hóa được khôi phục. Đồng thời, thương mại được đẩy mạnh, các kỳ thi cung đình cũng được tổ chức thường xuyên hơn để tuyển chọn nhân tài.
Những quan điểm về việc thành lập nhà Nguyễn
Sự thành lập vương triều nhà Nguyễn là kết quả của cuộc đấu tranh giành lấy ngôi vị một cách kiên trì, bền bỉ của những người con thuộc dòng họ Nguyễn Phúc. Trước khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đất nước ta bị chia thành hai miền Nam – Bắc hay còn được gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nếu như Đàng Trong có chúa Nguyễn cai trị thì Đàng Ngoài có vua Lê chúa Trịnh thống lĩnh.
Cuộc đấu tranh được bắt đầu từ khi khi Trịnh Tráng mang quân đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18, khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Cả gia tộc chúa Nguyễn khi đó đã phải bỏ mạng, duy chỉ có một người hậu duệ 15 tuổi là còn sống sót, chạy ra đảo Thổ Chu vào năm 1777, đó chính là Nguyễn Phúc Ánh.
Triều đại nhà Nguyễn ra đời trong một bối cảnh vô cùng đặc biệt, với nhiều biến cố cũng như thị phi như cầu viện ngoại bang để xây dựng lịch sử nhà Nguyễn thành lập, duy trì thống trị đất nước, làm mất nước vào tay thực dân Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận một cách công bằng về những giá trị mà nhà Nguyễn đã gây dựng trong việc mở mang bờ cõi và lãnh thổ quốc gia.
Khái quát các thời vua Nhà Nguyễn
1. Vua Gia Long (1802 – 1820)
Vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Nguyễn, có thời gian trị vì 18 năm, từ năm 1802-1820. Ông cũng là người có công lớn trong việc thống nhất giang sơn, lập nước và đặt quốc hiệu sau gần 300 năm đất nước bị chia cắt bởi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn phân tranh.

- Niên hiệu: Gia Long
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ánh
- Ngày sinh: Ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (Tức ngày 08/02/1762).
- Năm lên ngôi: Ngày 02 tháng 05 năm 1802 (Tức ngày 01/06/1802).
- Thời gian trị vì: 18 năm (1802 – 1820).
- Ngày mất: Ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Mão (Tức ngày 03/02/1820).
- Miếu hiệu: Thế Tổ Cao Hoàng đế.
2. Vua Minh Mạng (1820 – 1841)
Là vị vua thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn, vua Minh Mạng có thời gian trị vì khoảng gần 21 năm (1820-1841). Ông là nhà vua nổi tiếng trong việc cải cách hành chính, có công lớn trong việc thống nhất đất nước, phân định ranh giới hành chính ở các địa phương khoa học, hợp lý.

- Niên hiệu: Minh Mạng
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Đảm
- Ngày sinh: Ngày 23 tháng 04 năm Tân Hợi (Tức ngày 25/05/1791).
- Năm lên ngôi: Tháng Giêng năm Canh Thìn (Tức tháng 2/1820).
- Thời gian trị vì: 21 năm (1820 – 1841).
- Ngày mất: Ngày 28 tháng Chạp năm Canh tý (Tức ngày 20/01/1841).
- Miếu hiệu: Thánh Tổ Nhân Hoàng đế.
3. Vua Thiệu Trị (1841-1847)
Vua Thiệu Trị là con trưởng của vua Minh Mạng và hoàng hậu Hồ Thị Hoa, ông được đánh giá là một vị hoàng đế anh minh, tận tụy với dân với nước, đặc biệt rất yêu nho học và thơ ca. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trị vì, ông lại không đưa ra được nhiều cải cách mới mà chỉ tập trung duy trì các chính sách hành chính, giáo dục, kinh tế, luật pháp, quân sự,…

- Niên hiệu: Thiệu Trị
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Miên Tông
- Ngày sinh: Ngày 11 tháng 05 năm Đinh Mão (Tức ngày 16/06/1807).
- Năm lên ngôi: Ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu (Tức ngày 11/02/1841).
- Thời gian trị vì: 07 năm (1840 – 1847).
- Ngày mất: Ngày 27 tháng 09 năm Đinh Dậu (Tức ngày 04/10/1847).
- Miếu hiệu: Hiến Tổ Chương Hoàng đế.
4. Vua Tự Đức (1847-1883)
Vua Tự Đức là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất dưới triều đại nhà Nguyễn, với 36 năm (1847-1883). Đây cũng là khoảng thời gian mà thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chiến tranh và loạn lạc xảy ra khắp nơi. Vì vậy, trách nhiệm của vua Tự Đức đối với lịch sử thật lớn lao.

- Niên hiệu: Tự Đức
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
- Ngày sinh: Ngày 25 tháng 08 năm Kỷ Sửu (Tức ngày 22/09/1829).
- Năm lên ngôi: Tháng 10 năm Đinh Mùi (Tức tháng 9/1947).
- Thời gian trị vì: 36 năm (1847 – 1883).
- Ngày mất: Ngày 16 tháng 06 năm Quý Mùi (Tức ngày 19/07/1883).
- Miếu hiệu: Dực Tông Anh Hoàng đế.
5. Vua Dục Đức
Đây là vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất trong lịch sử, chỉ trong 3 ngày (20/7/1883-23/7/1883). Ông có lẽ cũng là vị vua có cuộc đời bi thảm nhất trong số 13 vị vua nhà Nguyễn. Vua Dục Đức bị hai vị phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội phế truất, bị bắt giam và bỏ đói đến chết.

- Niên hiệu: Dục Đức hay Nguyễn Cung Tông
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Ái
- Ngày sinh: Ngày 04 tháng 01 năm Quý Sửu (Tức ngày 11/02/1853).
- Năm lên ngôi: Ngày 19 tháng 07 năm 1883.
- Ngày mất: Ngày 06 tháng 10 năm 1883.
6. Vua Hiệp Hòa
Vua Hiệp Hòa là người con thứ 29 và cũng là con út của vua Thiệu Trị, thời gian trị vì khá ngắn, chỉ trong vòng 4 tháng (30/7/1883 – 29/11/1883). Sau khi vua Dục Đức bị phế bỏ thì ông được ngồi vào vị trí ngai vàng. Tuy nhiên, do có ý thân với thực dân Pháp, nên chưa được bao lâu thì ông bị quân triều đình Huế phế bỏ và bắt uống thuốc độc tử tử vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi.

- Niên hiệu: Hiệp Hòa
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Hồng Dật
- Ngày sinh: Ngày 01 tháng 11 năm 1847.
- Năm lên ngôi: năm 1883.
- Ngày mất: Ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (Tức ngày 29/11/1883).
7. Vua Kiến Phúc (1883-1884)
Sau khi vua Hiệp Hòa vị phế truất, vua Kiến Phúc được đưa lên làm vua vào năm 1883, khi đó mới chỉ 15 tuổi. Trong khoảng thời gian ngồi trên ngôi vị ngai vàng, ông đã cho chế tạo thử một loại súng theo kiểu của Mỹ và Đức, đồng thời cũng cho dệt thử một số loại vải bông, vải hoa như ở bên phương Tây.

- Sau khoảng 8 tháng trị vì, vua Kiến Phúc mất vào ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thân, khi mới 16 tuổi. Sau khi mất, bài vị của ông được đưa vào thờ ở trong Thế Miếu.
- Niên hiệu: Kiến Phúc hoặc Kiến Phúc Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Đăng
- Ngày sinh: Ngày 02 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ (Tức ngày 12/2/1869).
- Năm lên ngôi: Ngày 03 tháng 11 năm Quý Mùi (Tức ngày 02/12/1883).
- Thời gian trị vì: 08 tháng (1883 – 1884)
8. Vua Hàm Nghi (1884 – 1885)
Ông được xem là vị vua có lòng tự tôn dân tộc nhất dưới triều đại nhà Nguyễn, vua Hàm Nghi sẵn sàng từ bỏ ngai vàng và phát động phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp, kêu gọi văn thân, phò tá giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông qua đời vào năm 1943 vì căn bệnh ung thư dạ dày.

- Niên hiệu: Hàm Nghi
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Lịch.
- Ngày sinh: Ngày 17 tháng 06 năm Tân Mùi (Tức ngày 03/8/1871).
- Năm lên ngôi: Ngày 12 tháng 06 năm Giáp Thân (Tức ngày 02/08/1884).
- Thời gian trị vì: 01 năm (1884 – 1885).
- Ngày mất: Ngày 14 tháng 01 năm 1944.
9. Vua Đồng Khánh (1885 – 1888)
Ông được coi là vị vua lên ngôi nhờ vào sự may mắn. Năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi xuất quân và lãnh đạo phong trào chống Pháp, lập căn cứ tại Tuyên Hóa – Quảng Bình. Triều đình Pháp khi đó liền đưa Ưng Biện lên ngôi rồi lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Đây được coi như là một công việc gấp rút trong tình thế rối loạn, chứ xét theo di chiếu của vua Tự Đức thì là không đúng.

- Niên hiệu: Đồng Khánh Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Ưng Đường
- Ngày sinh: Ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Tý (Tức ngày 19/12/1864).
- Năm lên ngôi: tháng 08 năm 1885.
- Thời gian trị vì: 03 năm (1885 – 1888).
- Ngày mất: Ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý (Tức ngày 28/01/1889).
- Miếu hiệu: Cảnh Tông Thuần Hoàng đế.
10. Vua Thành Thái (1889-1907)
Thành Thái là một vị vua yêu nước, thương dân với tinh thần dân tộc rất cao. Ông căm ghét bọn quan lại xu phụ. Vì vậy, ông thường giả điên để che mắt thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Ông còn bí mật huấn luyện lực lượng quân đội, chế tạo vũ khí và chờ thời cơ để chống lại Pháp. Tuy nhiên, khi sự việc bị bại lộ, ông buộc phải thoái vị và bị đày đến Reunion – Pháp.

Vua Thành Thái cũng là người con thứ 7 của vua Đức Dục và bà Phan Thị Diệu, là cháu nội của Thái y Nguyễn Thái Úy và là chắt của vua Thiệu Trị.
- Niên hiệu:Thành Thái
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Bửu Lân
- Ngày sinh: Ngày 22 tháng 02 năm Kỷ Mão ( Tức ngày 14/03/1879).
- Năm lên ngôi: Ngày 01 tháng 02 năm 1889.
- Thời gian trị vì: 19 năm (1889 – 1907).
- Ngày mất: Ngày 18 tháng 2 năm Ất Mùi (Tức ngày 09/03/1955).
11. Vua Duy Tân (1907-1916)
Vua Duy Tân lên ngôi khi mới chỉ 7 tuổi, tuy nhiên với tư chất thông minh và với cương vị là người đứng đầu triều đình, ông đã trưởng thành từ rất sớm, chăm chỉ học tập và am hiểu nhiều lĩnh vực như triết học, chính trị học, triều chính, luật lệ, tiếng Pháp,… Ông cũng chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn tranh,…
Vua Duy Tân được đưa lên vốn vì nhỏ tuổi, dễ bề sai bảo. Thế nhưng, với ý chí, bản lĩnh và sự thông minh trời phú vốn có đã khiến cho thực dân Pháp phải bất ngờ.

- Niên hiệu: Duy Tân
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Vĩnh San
- Ngày sinh: Ngày 26 tháng 08 năm Canh Tý (Tức ngày 19/09/1900).
- Năm lên ngôi: Ngày 28 tháng 07 năm Đinh Mùi (Tức ngày 05/09/1907).
- Thời gian trị vì: 09 năm (1907 – 1916).
- Ngày mất: Ngày 21 tháng 11 năm Ất dậu (Tức ngày 25/12/1945).
12. Vua Khải Định (1916-1925)
Vua Khải Định bị đánh giá là vị vua nhu nhược, không quan tâm đến chính sự đất nước mà chỉ ham chơi cờ bạc, ăn tiêu xa xỉ. Chính vì thế ông từng nhận phải nhiều chỉ trích của báo chí và các phong trào yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 9 năm trị vì, ông cũng đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của trang phục truyền thống dân tộc và các công trình kiến trúc cổ đại.

- Niên hiệu: Khải Định Đế
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Bửu Đảo
- Ngày sinh: Ngày 01 tháng 09 năm Ất Dậu (08/10/1885).
- Năm lên ngôi: Ngày 18 tháng 05 năm 1916.
- Thời gian trị vì: 09 năm.
- Ngày mất: Ngày 20 tháng 09 năm Ất Sửu (06/11/1925).
- Miếu hiệu: Hoàng Tông Tuyên Hoàng đế.
13. Vua Bảo Đại (1926-1945)
Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, đồng thời cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam giải phóng thống nhất đất nước cũng là lúc mà vua Bảo Đại từ bỏ cương vị ngai vàng để trở thành một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Niên hiệu: Bảo Đại
- Tên đầy đủ: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy
- Ngày sinh: Ngày 03 tháng 09 năm Quý Sửu (Tức ngày 22/10/1913).
- Năm lên ngôi: Ngày 25 tháng 11 năm Ất Sửu (Tức ngày 08/01/1926).
- Thời gian trị vì: 21 năm (1925 – 1945).
- Ngày mất: Ngày 31 tháng 07 năm 1997.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp được cho bạn thắc mắc “Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?” Cùng với đó là những kiến thức sơ lược và khái quát nhất về các vị vua dưới triều đại nhà Nguyễn.
Ảnh nguồn tham khảo: Internet