Cách phân biệt thường biến và đột biến như thế nào? Hai khái niệm này được nhắc tới rất nhiều trong các bài học sinh học và y tế dùng để chỉ những thay đổi trong chuỗi DNA của con người. Vậy thông tin cụ thể về hai khái niệm này như thế nào, nó có tác động tiêu cực tới con người hay không? Xem ngay nội dung dưới đây!
Thường biến và đột biến là gì?
Thường biến là gì?
Thường biến dùng để chỉ những biến đổi về kiểu hình trong đời cá thể dưới sự tác động của môi trường. Đôi khi, thường biến cũng phụ thuộc vào kiểu gen nhưng thực tế thì nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sự biến đổi về kiểu hình trong đời cá thể.
Thường biến chỉ có biến đổi về kiểu hình, không hề có sự biến đổi về kiểu gen, không có tính di truyền từ đời bố mẹ qua các thế hệ sau.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thường biến thông qua biểu hiện thay đổi kiểu hình đồng loạt theo một hướng xác định của các loài động thực vật do sự tác động của môi trường.
Thường biến là kiểu biến đổi chỉ ảnh hưởng tới kiểu hình bên ngoài nên sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng của cá thể. Do đó, các loại sinh vật có thể thay đổi kiểu hình để thích nghi với môi trường sống trong chu trình sinh trưởng và phát triển.

Ví dụ:
- Cây bàng, cây xoan rụng lá vào mùa đông để giảm thoát hơi nước khi nguồn nước thiếu hụt.
- Loài chồn Ecmine có lông màu hạt dẻ trong mùa hè, tới mùa đông thì bộ lông của chúng biến thành màu trắng để có thể ngụy trang trong tuyết.
Đột biến là gì?
Đột biến là sự thay đổi trình tự nucleotit trong bộ gen của các loài sinh vật, virus hoặc DNA ngoài nhiễm sắc thể.
Hay nói cách khác, đột biến chính là kết quả lỗi trong quá trình sao chép DNA, virus, nguyên phân, meiosis hoặc các dạng tổn thương khác đối với DNA,…
Đột biến cũng có thể là kết của việc xóa bớt hoặc chèn thêm các đoạn DNA do các yếu tố di truyền di động.
Đột biến là các biến đổi về gen có thể biểu hiện ra kiểu hình hoặc không có thay đổi ra kiểu hình của cá thể. Đột biến có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chọn giống, chọn lọc tự nhiên như: tiến hóa, sự phát triển của hệ thống miễn dịch và cả sự đa dạng về chức năng.
Tuy nhiên, đột biến cũng gây ra những tác động xấu tới cá thể: gây ra bệnh ung thư. Đây cũng chính là căn bệnh di truyền phổ biến nhất ở con người và nó đang ngày càng làm giảm sức khỏe, tinh thần, tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, của cải của nhiều người, nhiều gia đình.
Khi các gen bị lỗi, ung thư có thể tồn tại trong cơ thể con người ngay từ khi sinh ra, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của người đó nhiều hơn so với người bình thường.
Thông thường, các tế bào trong cơ thể có khả năng “tự chữa lành”, chúng có thể nhận ra những nguy cơ có thể xảy ra tình trạng đột biến và thực hiện sửa chữa các nguy cơ này trở thành một đột biến nhất định.
Ví dụ:
- Đột biến gen hướng dẫn cấu tạo hemoglobin (một loại protein) làm rối loạn thiếu máu hồng cầu hình liềm – một hình dạng bất thường với hình liềm cứng nhắc. Đây là một loại bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người dân ở khu vực Châu Phi, đây cũng được coi là một loại đột biến có lợi với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sốt rét.
- Bệnh bạch tạng ở người cũng là một trong những ví dụ điển hình về đột biến gen. Khi đó, người bệnh bị rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Cơ thể của người bệnh bị khiếm khuyết men tyrosinase – có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melanin. Trong khi đó, melanin lại là chất quy định màu da và ngăn cản sự xâm nhập của tia cực tím từ mặt trời, bảo vệ da khỏi bệnh ung thư.
Chính vì thế, trong trường hợp này, người bệnh sẽ bị giảm (hoặc mất hẳn) sắc tố da, tóc, lông và tròng mắt. Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phân biệt thường biến và đột biến
Sau đây là 6 tiêu chí có thể sử dụng để nhận biết và phân biệt thường biến – đột biến:
Thường biến | Đột biến | |
Khái niệm | Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới tác động của môi trường | Là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền của phân tử hoặc tế bào, dẫn tới sự biến đổi của một hoặc một số tính trạng dưới tác động của môi trường hoặc rối loạn trao đổi chất ở tế bào hoặc cơ thể |
Hình thức | Là những biến đổi kiểu hình | Là những biến đổi ADN, nhiễm sắc thể dẫn tới biến đổi kiểu hình |
Các biến đổi | Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh | Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, vô định hướng, gián đoạn |
Tính di truyền | Không | Có |
Sự gây hại | Có lợi | Hầu như là có hại, đôi khi có lợi |
Nguồn nguyên liệu | Không | Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và chọn lọc tự nhiên |
So sánh thường biến và đột biến
Vậy thường biến và đột biến có sự giống và khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi:

- Giống nhau: Đột biến và thường biến đều những biến dị làm biến đổi kiểu hình của sinh vật, điều này đều thúc để sự đa dạng sinh vật.
- Khác nhau: Thường biến: tạo ra sự biến đổi kiểu hình, thường xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, không có tính di truyền. Đồng thời, thường biến rất có lợi để cho sinh vật giúp chúng có thể thích nghi với môi trường tự nhiên.
- Thường biến không là nguyên liệu của quá trình chọn giống và tiến hóa trong tự nhiên.
- Đột biến: tạo ra sự biến đổi kiểu gen có thể biểu hiện ra kiểu hình hoặc không biểu hiện ra kiểu hình, thường xuất hiện riêng lẻ không có hướng xác định. Đột biến có tính di truyền nên chính là nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa.
- Đột biến vừa có lợi vừa có hại (thường có hại nhiều hơn có lợi).
Hy vọng những thông tin chia sẻ giải đáp về phân biệt thường biến và đột biến đã giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong học tập hàng ngày của mình. Chúc bạn đọc có được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới!