Một phương pháp học tập phù hợp là cách hiệu quả nhất để bạn có thể hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đã đặt ra trước đó. Vậy có những phương pháp học tập nào được ứng dụng và đánh giá cao nhất hiện nay? Mời bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo và tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để khám phá các phương pháp học tập hiệu quả nhé!
Tìm hiểu phương pháp học tập là gì?

Phương pháp học tập bao gồm những cách thức, lộ trình học tập rõ ràng hoặc những mẹo nhỏ để việc tiếp thu bài giảng trở nên dễ dàng và có khoa học hơn. Từ đó, giúp người học đạt được những mục tiêu và thành tích cao hơn trong quá trình học tập.
Xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp là điều cần thiết, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên. Bởi ngày nay, ngoài việc học trên trường, các bạn còn phải tham gia rất nhiều lớp học thêm khác. Do đó, khối lượng kiến thức và bài tập về nhà là rất nhiều, nếu không có một phương pháp học tập cụ thể thì rất khó để tiếp thu và ghi nhớ chính xác.
Bên cạnh đó, nhiều bạn còn cảm thấy khó khăn trong học tập khi thường học trước quên sau, dễ bị nhầm lẫn giữa các khái niệm, không thể áp dụng lý thuyết để vận dụng làm bài tập,… Để giải quyết những vấn đề này, mời bạn hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây để xây dựng được cho mình một phương pháp học tập thật hiệu quả nhé!
Top những phương pháp học tập hiệu quả
1. Có mục tiêu học tập rõ ràng
Mục tiêu là yếu tố đầu tiên mà chúng ta cần phải đặt ra khi xác định làm một điều gì đó. Trong học tập, mục tiêu đóng vai trò rất quan trọng, bởi thông qua mục tiêu mà bạn cũng có thể hiểu được bản thân thích và không thích làm gì.

Việc đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng cũng giúp bạn tránh mất thời gian và hoang mang với những định hướng sau này. Đồng thời, cũng để bạn nhìn vào đó để lấy động lực phấn đấu trong quá trình học tập.
Bạn hãy ghi ra một tờ giấy nhớ hoặc một cuốn sổ nhỏ về những mục tiêu mà mình sẽ theo đuổi. Đó có thể là đạt mục tiêu học sinh giỏi, đạt học bổng để đi du học, đạt điểm cao nhất lớp trong đợt thi cuối kỳ, đạt giải nhất học sinh giỏi Văn cấp thành phố,…
Tùy vào mục tiêu bản thân đặt ra mà bạn hãy ghi chép lại và dán ở góc tập, hoặc những nơi dễ nhìn để mỗi khi nhìn vào đó, bạn sẽ có thêm sự cố gắng và động lực để hoàn thành mục tiêu.
2. Xây dựng thời gian biểu học tập

Tuy chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng xây dựng thời gian biểu học tập lại vô cùng quan trọng. Một thời gian biểu hợp lý sẽ giúp bạn có thể nhớ được ngày hôm nay phải học môn gì, phải làm bài tập về nhà môn nào,… rồi ngày hôm sau sẽ học những gì. Từ đó, bạn sẽ chủ động học tập để cho đúng với lịch trình đã đề ra, các bài tập về nhà cũng sẽ được xử lý đúng thời hạn, không bị lãng quên hay rơi vào tình trạng dồn ứ. Và bạn cũng sẽ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
3. Học ít mà hiệu quả

Các chuyên gia giáo dục đã chứng minh được rằng, việc ngồi học đến vài giờ đồng hồ không thể mang đến hiệu quả cao. Theo đó, chu kỳ tập trung của não bộ con người thường chỉ xảy ra trong vòng 30 phút – 1 tiếng. Do đó, học nhiều và liên tục sẽ rất dễ bị xao nhãng và mất tập trung.
Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy tận dụng khoảng thời gian mà não bộ tập trung nhất để học nhanh và tốt hơn. Sau đó, hãy cho não bộ được nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút rồi mới bắt đầu một chu kỳ tập trung mới.
4. Chọn khoảng thời gian học phù hợp với từng môn
Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất để học các môn liên quan đến tính toán như toán, lý, hóa là từ khoảng 19h-22h. Đây là thời điểm mà não bộ không còn được sung sức như buổi sáng hay buổi chiều do đã phải hoạt động suốt cả một ngày dài, vì thế bạn cần tránh học các môn liên quan nhiều đến lý thuyết vào khung giờ này, thay vào đó hãy học các môn cần đến sự tính toán để tiếp thu dễ dàng hơn.

Khoảng thời gian từ 4h – 6h sáng, chính là lúc tốt nhất để bạn học các môn xã hội, các môn cần đến sự học thuộc. Vì thời gian này, não bộ đã được nghỉ ngơi sau một giấc ngủ và rất minh mẫn để dung nạp nhiều kiến thức mới.
Trên đây là 2 mốc thời gian đã được rất nhiều bạn học sinh vận dụng vào quá trình học tập, tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo, vậy nên bạn có thể thử nghiệm thêm và tìm ra cho mình khung giờ học tập phù hợp nhất.
5. Vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập đã được rất nhiều thầy cô giáo khuyến khích học sinh thực hành theo. Sau mỗi bài học, các bạn có thể thiết kế riêng cho mình một sơ đồ tư duy, bao gồm các từ khóa chính, từ khóa phụ. Sau đó, khi nhìn lại vào sơ đồ tư duy bạn hoàn toàn có thể hiểu và ghi nhớ được nội dung của bài học.
Sơ đồ tư duy không chỉ là cách để hệ thống lại bài học một cách khoa học mà nó còn là cách để bạn ôn tập hiệu quả hơn. Thay vì mỗi lần đến kỳ thi, bạn phải ôn tập lại cả một quyển sách với rất nhiều chữ, thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể nhìn vào sơ đồ tư duy đó để nhớ lại các nội dung, kiến thức quan trọng.
6. Tập trung trong lớp học

Trong thời gian học ở trên lớp, bạn phải thực sự tập trung để lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo. Bạn hãy cố gắng vừa nghe vừa ghi chép vào vở những thông tin và kiến thức được giáo viên nhấn mạnh. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được ngay những kiến thức mà thầy cô giáo truyền tải trên lớp.
7. Hạn chế yếu tố gây mất tập trung

Điện thoại di động là một trong những yếu tố gây mất tập trung hàng đầu hiện nay, bởi trong quá trình học tập, nhiều bạn thường có thói quen lướt facebook, lướt tiktok, nghe nhạc,… dẫn đến mất tập trung, không thể hoàn thành được mục tiêu học tập đã đặt ra. Ngoài ra, trong quá trình học ở trên lớp, bạn cũng cần hạn chế việc nói chuyện hay đùa cợt với bạn bè ngồi cạnh, bởi đây cũng là yếu tố làm cản trở sự tập trung khi học.
8. Chủ động đặt câu hỏi khi không hỏi

Nếu bạn không hiểu một vấn đề hay một bài tập nào đó, hãy chủ động giơ tay và đặt lại câu hỏi cho giáo viên của mình. Nếu bạn cảm thấy ái ngại với việc phát biểu trước lớp, có thể tận dụng khoảng thời gian ra chơi để hỏi lại thầy cô giáo. Và tôi tin chắc rằng, giáo viên của bạn cũng sẽ tận tình giải đáp thắc mắc cho bạn ngay thôi. Đặc biệt, việc đặt câu hỏi như vậy cũng sẽ giúp bạn hệ thống lại kiến thức được chắc và sâu hơn.
9. Ghi chép kiến thức trọng tâm

Đối với những môn học có nhiều dấu mốc, giai đoạn, công thức hay định lý cần phải ghi nhớ, bạn chỉ nên viết những nội dung quan trọng vào vở, sao cho khi mở ra là có thể nhanh chóng nhìn thấy được những kiến thức trọng tâm mà không phải mất thời gian tìm kiếm nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bút nhớ để tô đậm và đánh dấu những phần kiến thức đó.
10. Áp dụng phương pháp đọc nhanh

Việc thu thập thông tin, dữ liệu và kiến thức từ sách giáo khoa hay sách tham khảo là điều vô cùng quan trọng. Nhiều bạn đã tốn rất nhiều thời gian để có thể tổng hợp và tìm kiếm những thông tin cần thiết. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian học tập, bạn hãy làm theo các bước sau để dễ dàng thu thập được kiến thức trong một thời gian ngắn nhé!
- Đọc phần tóm tắt trước.
- Đọc trước câu hỏi.
- Đọc với một cây bút dẫn đường.
- Đọc cùng lúc 5 đến 7 cụm từ.
Với 10 phương pháp học tập trên đây, Nhà văn TP.HCM hy vọng bạn đã có thể tự xây dựng được cho mình một lộ trình học tập phù hợp để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Chúc các bạn học tập thật tốt!