Tại sao nước biển có màu xanh? Có vẻ đây là một câu hỏi khá ngớ ngẩn nhưng lại là thắc mắc của rất nhiều người. Nước biển thực sự có màu xanh hay chỉ là một hiện tượng vật lý trong tự nhiên. Cùng nhavantphcm.com.vn lý giải hiện tượng tự nhiên về màu sắc của nước, sóng trong nội dung bài viết này nhé!
Tại sao nước biển có màu xanh?
Nước biển trong một vị trí có thể biến đổi theo từng thời điểm trong ngày: màu xanh dương, màu xanh đen, màu xanh ngọc bích, màu đỏ, thậm chí là màu đen sậm. Liệu có phải màu nước bị biến đổi hay chỉ là một hiện tượng vật lý?
Nước biển vốn không có màu xanh mà nó chính là màu phản chiếu của màu xanh của bầu trời. Khi bầu trời âm u với màu xám thì mặt biển cũng có màu xám.
Ánh sáng mặt trời gồm 7 màu tổng hợp lại: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt biển, các tia sáng không thể truyền xuống theo phương thẳng mà một phần sẽ bị hấp thụ bởi nước biển, tảo và các sinh vật biển, một phần các ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng lam, ánh sáng tím) sẽ tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ trở lại môi trường.

Cụ thể: ánh sáng màu đỏ dừng lại ở độ sâu 4m, ánh sáng màu vàng dùng lại ở độ sâu 10m, ánh sáng màu xanh xuyên tới được độ sâu 100m.
Chính vì thế, màu xanh chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng tán xạ và phản xạ ra từ những bước sóng ngắn. Càng ở những vùng biển sâu thì ánh sáng xanh bị phản xạ càng nhiều khiến cho nước có màu xanh ngọc bích. Vùng biển càng sâu thì lượng ánh sáng xanh phản xạ sẽ càng nhiều, màu xanh của nước sẽ càng đậm và ngược lại.
Còn các ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng có khả năng xuyên qua mọi vật cản sẽ chiếu xuống dưới và bị sinh vật biển, nước biển hấp thu.
Nói một cách dễ hiểu: khi 7 màu ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt biển, các tia sáng đỏ, cam, vàng bị hấp thụ bởi nước biển, chỉ còn các tia sáng màu lam, tím không thể xuyên qua, phản chiếu lại. Màu xanh chúng ta nhìn thấy chính là màu của ánh sáng xanh, không phải màu sắc của nước biển!
Ngoài ra, màu sắc của bầu trời cũng có đóng góp một phần nhỏ cho các đại dương xanh. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể quan sát được màu của bầu trời khi mặt nước tĩnh.
Nhờ sự phản xạ của ánh sáng mặt trời và màu của bầu trời mà nước biển thường có màu xanh hơn là bầu trời.
Tại sao nước sông lại không có màu xanh?
Nước sông thường chỉ có màu trắng đục, nâu nhạt do phù sa, bùn đất dưới đáy sông tạo nên màu chứ không hề có màu xanh bởi không gian trên sông có diện tích rất nhỏ hẹp, độ sâu không đủ, các tia sáng vàng, cam bị hấp thụ chậm hơn, nên màu xanh không thể rõ ràng như khi ánh sáng chiếu xuống mặt biển.
Chính vì thế, màu sắc của sông phụ thuộc vào các yếu tố thổ nhưỡng, đặc điểm của dòng chảy trong khu vực chứ không thể thay đổi màu sắc như ở biển.
Vì sao sóng biển có màu trắng?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng hay chưa? Đây cũng là một hiện tượng vật lý liên quan tới khúc xạ, phản xạ và tán xạ ánh sáng. Chúng mình sẽ giải thích thông qua một ví dụ thực tế để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung về hiện tượng này.

Một ví dụ tương tự giúp bạn có thể hình dung dễ hơn về hiện tượng sóng biển có màu trắng đó hình là chiếc cốc thủy tinh. Bình thường nó sẽ không có màu sắc, nhưng khi nó vỡ vụn thành những mảnh nhỏ thì chúng ta sẽ thấy có màu trắng, nếu bị vỡ thành các hạt nhỏ hơn thì sẽ càng trắng như bông tuyết.
Sóng biển là một dạng đặc biệt như các hạt thủy tinh bị vỡ vụn, các tia sáng mặt trời chiếu vào các hạt nước vừa có hiện tượng phản xạ, khúc xạ và tán xảy ra quá nhiều lần giữa các hạt nước với nhau. Lúc này, mắt chúng ta sẽ thấy ánh sáng mờ đi và chỉ có màu trắng xóa.
Những màu sắc độc lạ của nước biển
Sự thay đổi của nước biển theo thời gian và địa điểm do quá trình thay đổi vật lý và sinh học tạo ra chứ thực chất màu nước biển không thay đổi hoặc thay đổi rất ít trong ngày.
Đôi mắt chúng ta chứa các tế bào có khả năng phát hiện bức xạ điện từ trong khoảng từ 380 – 700 nanomet. Mỗi một bước sóng lại có các màu sắc khác nhau giống như khi chúng ta nhìn thấy màu sắc của cầu vồng.
Cát, bùn, các hạt lơ lửng có trong nước ảnh hưởng lớn tới màu sắc của nước, làm gia tăng sự tán xạ của ánh sáng khiến nước có các màu lá cây, màu vàng hoặc màu nâu.

Đôi khi, các thực vật phù du như tảo cũng có vai trò quan trọng để hình thành nên màu sắc của nước biển. Diệp lục có trong tảo hấp thụ ánh sáng mặt trời, chuyển nước và carbon dioxide thành chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển; đồng thời tạo ra oxy phục vụ cho hít thở của con người.
Ngoài màu biển xanh thường thấy thì trên thế giới còn có vùng biển Đỏ và biển Đen – cái tên gắn liền với màu sắc khu vực biển đó.
Màu sắc đỏ của biển Đỏ là do sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu sắc đỏ khiến cho nước có màu đỏ. Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một thời gian ngắn trong năm khi thời tiết khí hậu và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của loài tảo này.
Màu sắc đen của biển Đen là do sự sinh trưởng của các loài tảo có màu sắc tối sống trên bề mặt nước khiến cho biển Đen có màu sắc đậm hơn màu nước của các vùng biển thông thường.
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi nội dung về hiện tượng nước biển có màu xanh. Hy vọng nội dung chia sẻ của nhavantphcm.com.vn đã giúp bạn có những thông tin hữu ích cho việc học tập và cuộc sống của mình. Chúc bạn học tập tốt!