Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Tập thơ Ăn trộm mùa thu của Bình Địa Mộc

admin by admin
28 Tháng Mười Một, 2022
in Thế giới sách
0
Tập thơ “Ăn trộm mùa thu” của Bình Địa Mộc

Tập thơ “Ăn trộm mùa thu” của Bình Địa Mộc

400
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Tập thơ “Ăn trộm mùa thu” của Bình Địa Mộc
Tập thơ “Ăn trộm mùa thu” của Bình Địa Mộc

 “Ăn trộm mùa thu”

Những tự khúc yêu thương, sâu lắng!

TRẦN HỮU DŨNG

NVTPHCM- “Ăn trộm mùa thu”, tập thơ đầu tay của Đỗ Thanh Toàn, bút danh Bình Địa Mộc, sinh năm 1958, quê quán Tam Kỳ, Quảng Nam. Tuổi Mậu Tuất, mệnh Mộc, anh tự phiếu diễu “Bình địa mộc, cây trên đất bằng, một mình một cõi liêu xiêu”. Tập thơ gồm 96 trang, đúng 61 bài ứng với số tuổi ta ngoài đời của anh.

Đây là những tự khúc thế sự về cuộc đời trôi nổi của một người Quảng Nam, trôi dạt vào làm cư dân quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh gần hai năm nay.

Con chim sẻ mổ cọng nắng trên đường dây cao thế

Thủng nỗi buồn ngụ cư viết lên tường thế kỷ

 (Nhìn từ độ cao tòa nhà 60 mét)

Làm thơ, viết truyện ngắn từ những năm 1980, sau đó ngừng viết, mãi đến năm 2010 mới viết lại. Tác giả chân thành phát biểu: “… Với tôi, được viết, được chuyện trò với bạn đọc là niềm vui, hạnh phúc lớn”.

Vì sao có khoảng lặng 30 im bặt thơ văn? Vì nặng nợ áo cơm, chuyện gia đình, lo lắng ước mơ hay đang luyện tinh khí, có những dự định, mưu toan cho công việc viết lách khổ nạn?

    … Mười năm, hai mươi năm, hoặc xa hơn nữa

   Chúng ta sống như buồng chuối sau vườn

   Sợ gió

   Sợ mưa

   Sợ con chuột chạy ngang

   Giật mình đánh rơi chiếc cốc

   Nhưng không thể buông tay khi chưa kết thúc

   Cuộc hành trình phương Nam

(Tự khúc 60)

Bình Địa Mộc nổi trội ở tập thơ này với một phong cách riêng, không lẫn với người khác, và cách tìm tòi thể nghiệm, suy tư riêng biệt để có một tiếng nói khác, thật đáng quí. Đúng như Octavio Paz (nhà thơ Mexico, Giải Nobel Văn học 1990) viết: “Sự cá biệt của thơ ca hiện đại không bắt nguồn từ những ý niệm hay khuynh hướng của nhà thơ mà từ giọng của anh ta. Nghĩa là, từ âm sắc của giọng nói đó. Chính sự chuyển giọng (modulation) không thể xác định nhưng không thể nhầm lẫn được này khiến giọng nói của nhà thơ trở thành giọng nói khác.”

Đã bao nhiêu lần mẹ đọc thư bố rồi nhỉ?

Con không nhớ!

Chỉ có điều

Sau mỗi lần nói chuyện với người chồng đã khuất

Mẹ dần dà từ bỏ thói quen

Khóc 

(Vợ liệt sĩ)

Hay trong đoạn kết bài Mật khẩu mùa đông: “Vị khách phương Tây ló đầu…/ Ngập ngừng hỏi thăm/ Mật khẩu mùa đông là gì?”.

Tuy nhiên ở giai đoạn chuyển mình, tác giả luôn bị trì kéo bởi thi ảnh chân chất, mộc mạc, của quê hương và sự phá hủy, hỗn mang của văn minh đô thị, khiến bài thơ trở nên chông chênh, hụt hẫng, thật đáng tiếc.

Hãy thử đọc đoạn thơ nầy: “Anh giấu mùa thu giữa đụm mo cau/ Chỗ ngày xưa mẹ gói cơm cho cha đi rẫy/ Khói bếp thơm thủa cuộn vòng bao dấu hỏi/ Năm nay nhuần mưa có kịp về chăng (Ăn trộm mùa thu) hay đoạn khác: “Dạ, không/ Em chỉ nghỉ vài hôm thư thả/ Cảm nhận hương cau hương bưởi chòng chành…/ Thế giới ảo/ Mấy tỷ người/ Em đầu bảng ngu ngơ!” (Em khóa facebook rồi hả?).

Có nhiều lúc tôi cảm thấy tác giả lạc lối giữa trùng trùng cách trở vì quá nhiều điều bức bối cần phải giải tỏa, tâm sự với mọi người. Đúng như Ko Un (nhà thơ Hàn Quốc) từng quan niệm rằng: “Tôi cho rằng nhà thơ không phải là thầy của người khác, mà là một người bạn. Khi người khác buồn phiền hay đau ốm, nếu không có nhà thơ để nói về điều đó, vậy sẽ là cái gì thay thế? … Dĩ nhiên, nhà thơ phải là một cá nhân với đời sống bên trong sâu thẳm nhưng sẽ chẳng là gì nếu đó chỉ là thế giới bên trong của riêng anh và anh không thể thoát ra khỏi nó.”

    Chạm ly đổ rượu sạch trơn

Mới hay mình đã run hơn mọi lần

 ….

Chạm tay tiễn bạn về nhà

    Dắt xe khỏi quán tôi quờ quạng tôi

(Chạm)

Thơ ca luôn nhắc nhở về cuộc sống hỗn mang, nhiễm độc không khí, tai ương, tàn phá chiến tranh nhưng vẫn còn hạnh phúc bình dị mái ấm, trái tim nhân hậu, bảo bọc, yêu thương của đồng loại quanh đây. Bản chất con người luôn mang những thi tính tốt đẹp. Khép lại tập thơ “Ăn trộm mùa thu”, bạn đọc cảm nhận những tự khúc thế sự mà tác giả trao gửi thật chân thành và sâu lắng tận đáy lòng.

Previous Post

Trở lại Ngôi nhà xưa cùng Nguyễn Hoàng Sơn

Next Post

Phiêu lãng với Khúc thụy du của Du Tử Lê

Bài viết liên quan

Nến, bờ sông và acoustic của Nguyễn Mỹ Nữ
Thế giới sách

Vẻ đẹp của… Nến, bờ sông và acoustic

by admin
11 Tháng Mười Hai, 2022
Đêm nay con có mơ không? - Trương Gia Hòa
Thế giới sách

Đêm nay con có mơ không? – Trương Gia Hòa

by admin
11 Tháng Mười Hai, 2022
Đi tìm ẩn ngữ văn chương - Trần Hoài Anh
Thế giới sách

Đi tìm ẩn ngữ văn chương – Trần Hoài Anh

by admin
11 Tháng Mười Hai, 2022
 Bìa sách Ngũ quái Sài Gòn bản mới nhất
Thế giới sách

Tái bản Ngũ quái Sài Gòn của Bùi Chí Vinh

by admin
11 Tháng Mười Hai, 2022
Bìa sách Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông
Thế giới sách

Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông

by admin
11 Tháng Mười Hai, 2022
Load More
Next Post
 Tập thơ "Khúc thụy du" của Du Tử Lê

Phiêu lãng với Khúc thụy du của Du Tử Lê

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?
Blog tổng hợp

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu

by admin
21 Tháng Tư, 2023
0

Mùa đông bắt đầu tháng mấy ở nước ta? Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nhưng ở Việt...

Read more
Hoàng Liên Sơn ở đâu?

Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch

19 Tháng Tư, 2023
Vai trò của ước mơ trong sự thành công

Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ?

15 Tháng Tư, 2023
Năm nhuận là gì?

Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không?

13 Tháng Tư, 2023
Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?

22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT

13 Tháng Tư, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu 21 Tháng Tư, 2023
  • Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch 19 Tháng Tư, 2023
  • Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ? 15 Tháng Tư, 2023
  • Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không? 13 Tháng Tư, 2023
  • 22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT 13 Tháng Tư, 2023
  • Tình yêu tuổi học trò là gì? Tuổi này có nên yêu nhau không? 10 Tháng Tư, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.