Trái Đất có dạng hình gì? Trái Đất là hành tinh sống duy nhất trong vũ trụ có sự tồn tại của sự sống, nó không ngừng vận hành, biến đổi qua từng giây, từng phút. Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc Trái Đất hình gì và những bí ẩn xoay quanh.
Trái đất có dạng hình gì?
Từ vài thế kỷ trước đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi về hình dạng của Trái Đất. Có nhiều người cho rằng, Trái đất là một mặt phẳng bởi chỉ khi là một mặt phẳng thì chúng ta mới có thể di chuyển bình thường mà không bị rơi ra bên ngoài vũ trụ.
Mãi tới sau này, Trái Đất mới được nhận định là một hình cầu giống như trái cam. Tuy nhiên, người ta lại bác bỏ nhận định này bởi họ không thể tin được rằng con người và vạn vật có thể đứng trên trái cam đó mà không bị rơi ra ngoài vũ trụ.

Sau đó, khi Colombo tìm ra Châu Mỹ thì lập luận Trái Đất là một mặt phẳng đã bị bác bỏ hoàn toàn.
Khi khoa học công nghệ phát triển, hình dạng thật của Trái Đất được xác nhận – hình cầu, các giả thuyết trái đất hình quả dưa, hình tròn,.. đầu không chính xác.
Trái Đất hình cầu – ai cũng biết! Tuy nhiên, trên thực tế trái đất lại là một hình cầu có thần thuôn dài. Dọc từ cực Bắc xuống cực Nam, đi đến đường xích đạo bị nén theo phương thẳng. Phần phình ra ở xích đạo là kết quả của quá trình tự quay xung quanh khiến cho đường kính của phương ngang dài hơn 43km so với đường kính trái đất theo phương thẳng đứng.
Nhờ có lực hút trái đất mà vạn vật trên trái đất không bị rơi ra khỏi không gian vũ trụ.
Bí mật về Trái Đất không phải ai cũng biết
- 1 năm không phải có 365 ngày!
Theo các nhà khoa học, 1 năm không hẳn có 365 ngày như chúng ta vẫn thường biết mà con số là 365.2564 ngày (lịch dương). Chính vì thế, con số lẻ thường được tính vào ngày nhuận 29/2 – 4 năm 1 lần.
- Mặt trăng có thể là 1 phần của Trái Đất
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặt trăng là một phần của Trái Đất vỡ ra trong chính những sự va chạm với các hành tinh khác bên ngoài vũ trụ.
- Trái Đất đang quay chậm lại

Tốc độ quay của Trái Đất đang dần chậm lại, nhưng rất nhỏ nên chúng ta không thể nhận ra được. Cứ 100 năm thì tốc độ quay của hành tinh này sẽ giảm xuống 17 mili giây. Do đó, nếu Trái Đất cứ tiếp tục tồn tại trong khoảng 140 triệu năm nữa thì 1 ngày sẽ có 25 giờ chứ không phải 24 giờ như hiện tại.
- Trọng lực ở mỗi khu vực là khác nhau
Bởi Trái Đất không phải là một quả cầu tròn trịa. Chính vì thế, trọng lực ở các khu vực là không hoàn toàn giống nhau. Thực tế, tại vịnh Hudson (canada), lực hấp dẫn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên trái đất. Chính vì thế, cân nặng của chúng ta có thể bị giảm xuống khi đứng lên cân ở vị trí này. Giảm cân không khó nữa rồi nhé!
- Hình dạng Trái Đất đang bị biến đổi
Hình dạng Trái Đất đang biến đổi do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ tăng cao khiến cho các tảng băng ở cực Bắc và cực Nam tan nhanh hơn, nước tràn vào các khu vực đất trũng gây ra tình trạng xói mòn, thu hẹp diện tích đất sinh sống, đẩy thêm đất đá vào đại dương.

Ở nước ta, cũng có một số khu vực ven biển có địa hình thấp ở phía Nam đang bị thu hẹp dần địa hình gây ra không ít những ảnh hưởng đối với cuộc sống của người dân.
Không chỉ như vậy, các tảng băng hàng nghìn năm tan chảy còn mang theo các virus cổ đại đã bị phong ấn, gây ra những hiểm họa bệnh tật đối với con người.
- Trái Đất không phải là hành tinh xanh
Trước đây, khi Trái Đất mới hình thành đã có màu tím bởi các vi khuẩn cổ đại đã sử dụng một số phân tử để xử lý ánh mặt trời (thay vì chất diệp lục như hiện tại). Chính vì thế, thời gian đầu, các loài thực vật có màu tím, không phải màu xanh khiến cho Trái Đất có màu sắc tím.
Cho tới hiện tại, các loài thực vật có màu xanh nên Trái Đất được gọi là hành tinh xanh. Tuy nhiên, nếu hành tinh này không được bảo vệ đúng cách sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ trở thành hành tinh chết!
- Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng ở một nơi xa xôi nào đó trên vũ trụ này sẽ có một hành tinh nào đó giống Trái Đất, ở đó, có tồn tại sự sống.
Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu thì những giả thuyết này vẫn chưa được công nhận dù cho người ta đã tìm được những bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của người ngoài hành tinh như: nước và các phân tử hữu cơ trên sao HỎa, axit amin có trong tinh vân ở một vũ trụ xa xôi, các khối xây dựng sẵn về sự sống trên vệ tinh mặt trăng của Thổ tinh,…
Kính viễn vọng, các đĩa vô tuyến khổng lồ vẫn đang dò tìm sự sống ở các hành tinh khác nhưng kết quả vẫn chưa có hồi đáp. Vậy nên, cho tới hiện tại, Trái Đất vẫn là hành tinh sống duy nhất.
- Virus trên Trái Đất còn nhiều hơn sao trên trời
Ước tính, trên Trái Đất có khoảng hơn 10^30 loại virus khác nhau tồn tại. Nếu coi virus như những sticker thì chúng ta cần phải dán 100 triệu sticker lên mỗi hành tinh trên trái đất này thì mới có thể hết được.
Virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều, nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người, động vật trên Trái Đất. Virus gây bệnh không chỉ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe mà còn gây ra những thiệt hại về kinh tế, rối loạn trật tự xã hội và rất nhiều các vấn đề về chính trị, an ninh khác trong quốc gia và thế giới.
Trái Đất chúng ta còn muôn vàn những bí ẩn chưa được khám phá, nó không ngừng vận hành và đổi mới mỗi ngày. Hy vọng những chia sẻ giải đáp Trái Đất có dạng hình gì của nhavantphcm.com.vn đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong học tập, cuộc sống hàng ngày!
Câu hỏi: Trái đất có dạng hình gì?
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình bầu dục
D. Hình cầu
Đáp án D. Hình cầu là câu trả lời chính xác ( Trái Đất có dạng hình cầu, với kích thước rất lớn. Bán kính: 6370km.)