Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Nguyễn Thị Hậu – Vị mặn của lòng tự trọng

admin by admin
24 Tháng Mười Một, 2022
in Dọc đường văn học
0
Nguyễn Thị Hậu – Vị mặn của lòng tự trọng
400
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

NVTPHCM- Nước mắm là kết tinh vị ngọt của cá và vị mặn của biển, nơi thấm đẫm biết bao giọt mồ hôi và cả máu của bao thế hệ ngư dân bám biển; là kết tinh của mồ hôi, nước mắt bao nhiêu người thợ, nghệ nhân làm nước mắm, là công sức, tiền bạc, trí lực của các doanh nghiệp đang vất vả sản xuất và giữ gìn chất lượng trong một thương trường gay gắt. Đấy chính là gốc rễ văn hóa cộng đồng và tình yêu quê hương Việt Nam sâu bền.

 TS. Nguyễn Thị Hậu
TS. Nguyễn Thị Hậu

Vị mặn của lòng tự trọng

  1. Dọc dài hơn 3.000 km bờ biển từ Móng Cái đến mũi Cà Mau là hàng trăm ngàn km2thềm lục địa, hàng trăm đảo và quần đảo lớn nhỏ, là “mặt tiền” nhìn ra biển Đông với ngư trường truyền thống cả ngàn năm, ngày nay còn là vùng thềm lục địa giàu có dầu mỏ “vàng đen”… “Văn hóa biển” thể hiện nhiều dấu ấn đặc sắc trong đời sống của cư dân Việt Nam, nhất là trong văn hóa ẩm thực.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét: Cách ăn, bữa ăn của người Việt Nam (trong bối cảnh cộng đồng dân cư Đông Nam Á) là một biểu hiện cao độ của tính cộng đồng. Chung một nồi cơm (xôi), chung các món thức ăn nấu – luộc – chiên – xào – canh… nhưng được bới – xới – múc – gắp vào từng bát, chén của mỗi người, chỉ có gia vị để chấm thì mọi người dùng chung như muối ớt, muối tiêu, tương, mắm (tôm, tép), nước mắm. Tùy thức ăn mà có gia vị chấm khác nhau nhưng hầu hết các bữa ăn từ bữa cơm gia đình đến tiệc tùng không thể thiếu nước mắm, thậm chí phải là nước mắm nguyên chất không pha.

Những gia vị “để chấm” đều là vị mặn mòi, tùy khẩu vị từng người mà chấm ít nhiều cho vừa miệng. Như vậy, chung mà riêng, riêng mà chung hòa hợp làm cho tính cộng đồng phổ biến và bền vững.

Vùng duyên hải Việt Nam có nhiều nơi làm ra loại gia vị độc đáo từ cá biển là nước mắm – gia vị chủ đạo để chế biến một thức ăn cũng rất đặc biệt Việt Nam: món kho: cá kho, thịt kho, đậu kho, trứng kho, thịt quay (món ăn gốc Tàu?) cũng kho, rau củ cũng kho (trám, củ cải, măng…). Nam Bộ có món “kho quẹt” từ nước mắm “cô” lại với tóp mỡ, ớt – thức ăn của nhà nghèo nay cũng thành “đặc sản” trong nhà hàng sang trọng. Kho là loại thức ăn mặn mòi, ăn cơm ngon miệng mà lại tiết kiệm thức ăn, còn dư hay để dành bữa sau, ngày mai… cũng không bị thiu hỏng trong thời tiết nóng nực của xứ nhiệt đới. Kho, dễ mà khó. Chỉ là nước mắm nhưng phải gia giảm thế nào mà được nồi kho thơm phức, vừa ăn, hâm đi hâm lại không bị “sắc” lại mặn chát. Kho với cá, thịt hay rau cũng khác nhau, ví như thịt kho tàu (thịt kho trứng vịt) ở Nam Bộ thì nước mắm hòa hợp với nước dừa tạo nên vị nước kho mặn dịu mà ngọt thanh. Hay cá chép kho riềng kiểu Bắc thì nước mắm phải được thấm hút hết vào miếng cá, săn khô lại, đậm đà vị mặn và cái ngọt của cá chép.

Dân gian gọi “nước mắm” đã cho thấy cách gọi xuất phát từ nguyên liệu chính làm ra loại gia vị này. Đó là “nước mắm phải được làm từ cá và muối”, có mùi đặc trưng và vị mặn mòi. Tùy từng vùng có những loại cá khác nhau, vào mùa khác nhau thì bí quyết ướp chượp cũng khác nhau. Mỗi nhãn hiệu nước mắm truyền thống có một bí quyết riêng tạo nên hương và vị riêng. Cũng nguyên liệu ấy qua tay những người thợ lành nghề sẽ cho ra các loại nước mắm ngon khác nhau. Sự mặn mòi của nước mắm có cái ngọt “hậu” của đạm cá chứ không mặn chát như nước muối (thêm chút nước màu cho đẹp) mà hồi chiến tranh dùng thay nước mắm…

Nước mắm sản xuất thủ công đòi hỏi quy trình nghiêm nhặt, thời gian dài, rất công phu nên hiện giờ giá cao hơn nước chấm công nghiệp. Nhà nước lại chưa có chính sách “bảo hộ” loại gia vị truyền thống độc đáo này nên nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nước mắm phải vất vả để giữ nghề, giữ thương hiệu dù có những nhãn hiệu đã bị nước ngoài lấy mất.

Nước mắm thế hiện gốc rễ văn hóa cộng đồng và tình yêu biển cả quê hương sâu bền

  1. Những tháng cuối năm 2016 vừa qua, một “cơn bão” lan truyền với tốc độ khủng khiếp qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, “cơn bão” có tên “nước mắm bẩn”! Từ mục đích lúc đầu đưa ra những thông tin xấu nhằm vào nước mắm truyền thống nhưng bất ngờ bị cả xã hội lên tiếng vạch trần một kiểu cạnh tranh và độc quyền không lành mạnh, thế là “nước mắm bẩn” đã được dùng để ám chỉ một thương hiệu nước chấm sản xuất công nghiệp đang bị nghi ngờ đứng sau chiến dịch truyền thông đánh vào ngành nước mắm truyền thống.

Việc Vinastas công bố thông tin mập mờ về nước mắm chứa asen khiến hàng chục triệu người tiêu dùng hoang mang và hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất nước mắm vô cùng bức xúc: lần đầu tiên nước mắm truyền thống của Việt Nam bị chính “người trong một nước” vu vạ một cách tai hại như thế. Thông tin không chính xác và thiếu căn cứ của Vinastas đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh và có thể sẽ giết chết ngành nước mắm truyền thống. Sau vài ngày “choáng váng”, tiếp theo là sự phẫn nộ vì cộng đồng đã nhanh chóng nhận ra sự thật rằng “kết quả kiểm nghiệm” chính là đòn triệt hạ đối thủ!

Có thể nhận thấy thời gian dài vừa qua, những loại thực phẩm bị nghi ngờ về an toàn vệ sinh ngoài những loại có xuất xứ từ Trung Quốc thì phần nhiều là những sản phẩm “cây nhà lá vườn”, sản xuất theo kiểu truyền thống ở những cơ sở nhỏ lẻ. Hầu hết là thực phẩm quen thuộc đáp ứng nhu cầu và thói quen của đa số người dân trong bữa ăn “cơm, rau, cá” từ hàng ngàn năm nay. Nhưng, không ăn loại rau này, cá này thì có rau khác, cá khác, không ăn bún phở thì tạm thay bằng mì, miến, không nước tương thì tương chao… Nói chung những thực phẩm này có thể thay thế nhau và vẫn thường được thay thế mỗi ngày.

Nhưng với nước mắm thì không thể! Có tiền thì mua loại “mắm nhỉ” ngon, ít tiền thì mua loại ít độ đạm hơn, có thể pha chế nhiều kiểu nước mắm để phù hợp với các món ăn khác nhau của từng vùng miền nhưng thành phần chính là nước mắm thì không thể thay thế! Cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và ẩm thực đã nói, “chén nước mắm (ớt, tiêu, chanh) là linh hồn của mâm cơm Việt”, thiếu nó mâm cơm trở nên nhạt nhẽo, không chỉ là mùi vị mà còn cả cảm xúc: có thể bữa ăn chán ngán vì một chén nước mắm pha hỏng, vợ chồng mặt nặng mày nhẹ chỉ vì thiếu chén nước mắm… Nhà nghèo chỉ cần có chai nước mắm là xong bữa cơm rau, nhà giàu ăn theo kiểu Tây thì nước mắm cũng mỗi người một chén nhỏ… Nhìn vào mâm cơm, bàn ăn thấy thiêu thiếu cái gì chỉ có thể là chén nước mắm! Chiến dịch “truyền thông bẩn” vừa qua chính là hành vi vấy bẩn chén nước mắm giữa mâm cơm của mọi gia đình Việt.

  1. Giá trị của doanh nghiệp đâu chỉ là một thương hiệu mà còn là giá trị văn hóa trong sản phẩm, biểu hiện qua việc quảng bá và phục vụ người tiêu dùng. Văn hóa của thương hiệu bắt đầu từ đạo đức của doanh nghiệp. Những thương hiệu nổi tiếng lâu đời không có những hành vi vô đạo đức với người tiêu dùng và với “bạn hàng”. Nhu cầu của khách hàng chính là nguồn lực để các thương hiệu tiếp tục khẳng định và phát triển.

Thị trường nước mắm, nước chấm cũng vậy. Đây là một trong những nhu cầu rất lớn, có thể nói là vô tận của người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm truyền thống hay nước chấm công nghiệp đều có những thế mạnh và hạn chế nhưng đã và đang xác lập được phân khúc thị trường chủ yếu của mình, củng cố được đối tượng khách hàng phù hợp khẩu vị sản phẩm của mình. Sự công khai, minh bạch về thành phần sản phẩm, bảo vệ uy tín thương hiệu từ chất lượng sản phẩm, đầu tư khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới cho quy trình sản xuất là phương thức cạnh tranh lành mạnh, văn minh. Cạnh tranh bằng phương thức vô văn hóa nhằm độc quyền thì thương hiệu không thể có giá trị văn hóa.

Thời đại ngày nay, khi truyền thông xã hội như con dao hai lưỡi có thể giết chết chính người sử dụng vì sự man trá, bài học thành công bền vững của các doanh nghiệp và thương hiệu lớn chính là “sự tự trọng”. Tự trọng tạo nên nhân cách con người, tạo nên văn hóa doanh nhân và doanh nghiệp. Tự trọng và tôn trọng người khác, kể cả đối thủ, là những phẩm chất có giá trị toàn cầu. Và trước khi muốn người khác tôn trọng doanh nghiệp mình, quốc gia mình thì phải bắt đầu từ sự tôn trọng “người cùng một nước”.

NGUYỄN THỊ HẬU

Previous Post

Rong chơi miền chữ nghĩa với An Chi

Next Post

Doãn Minh Trịnh cay mờ khoé mắt tuổi thơ

Bài viết liên quan

TS. Hoàng Thị Thu Thuỷ
Dọc đường văn học

Hoàng Thị Thu Thuỷ đọc thơ Võ Văn Luyến

by admin
27 Tháng Mười Một, 2022
Nhà thơ Doãn Minh Trịnh ở TPHCM
Dọc đường văn học

Doãn Minh Trịnh cay mờ khoé mắt tuổi thơ

by admin
25 Tháng Mười Một, 2022
Rong chơi miền chữ nghĩa với An Chi
Dọc đường văn học

Rong chơi miền chữ nghĩa với An Chi

by admin
24 Tháng Mười Một, 2022
Ảnh minh hoạ từ internet
Dọc đường văn học

Tác phẩm Hoàng tử bé chuyển thế thành phim hoạt hình nổi tiếng

by admin
24 Tháng Mười Một, 2022
Truyện ngắn Sơn Nam: Hương rừng
Dọc đường văn học

Truyện ngắn Sơn Nam: Hương rừng

by admin
23 Tháng Mười Một, 2022
Load More
Next Post
Nhà thơ Doãn Minh Trịnh ở TPHCM

Doãn Minh Trịnh cay mờ khoé mắt tuổi thơ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
0

Thế Lữ là nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Ông được độc giả biết...

Read more
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

13 Tháng Ba, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác 21 Tháng Ba, 2023
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị  17 Tháng Ba, 2023
  • Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn 14 Tháng Ba, 2023
  • Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945 13 Tháng Ba, 2023
  • Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời 13 Tháng Ba, 2023
  • Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Cuốn sách nên đọc trước tuổi 30 12 Tháng Ba, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.