Vườn không nhà trống là thế trận chiến đấu của dân ta được áp dụng trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông mang lại những thắng lợi vang dội cho toàn dân, khiến cho giặc rơi vào tình thế khó khăn.
Tìm hiểu vườn không nhà trống là gì?
Vườn không nhà trống là thế trận được tạo ra nhằm đưa con người, động vật, lương thực cất giấu ở một nơi khác, không để cho quân địch chiếm khiến cho chúng phải suy yếu, hoang mang.
Trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, nước Đại Việt ta đã xác định kinh đô Thăng Long chính là cơ quan đầu não, là mục tiêu xâm chiếm của giặc. Chính vì thế, chúng ta đã áp dụng kế sách vườn không nhà trống khiến cho giặc 3 lần xâm chiếm là 3 lần thất bại.

Trong khi giặc đang hồ hởi tiến vào thành trong thế chủ động, lại phát hiện không có con người, không có lương thực, giặc rơi vào thế bị động, tưởng cướp được thực phẩm nhưng kết quả lại chẳng có gì, gây hoang mang trong nội bộ.
Quân Nguyên Mông có vị trí cách rất xa chúng ta, công tác hậu cần vô cùng khó khăn, không thể đem quá nhiều lương thực trong quá trình hành quân. Chính vì thế, khi tới thành Thăng Long, chúng không thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được nữa, sức mạnh chiến đấu suy giảm, càng ở lâu lại càng khó khăn.
Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn, dân ta đã thực hiện kế vườn không nhà trống kết hợp với các cách đánh giặc toàn dân như tập kích, quất rối, đánh phá hậu cần, kỹ thuật,… đẩy giặc vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến công, giải phóng đất nước.
Vườn không nhà trống đã được áp dụng trong nhiều cuộc xâm lược quy mô lớn của các vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn các thực dân, đế quốc phương Tây, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ
Vào thế kỷ XIII, Mông Cổ đã tổ chức lên các đạo quân xâm lược, bành trướng khắp nơi, đem quân đi đánh chiếm khắp các nước lân cận. Trong đó, Đại Việt Ta là một đất nước có địa hình đẹp, là bàn đạp tạo thế gọng kìm để đánh chiếm Nam Tống.

Đứng trước âm mưu thâm độc của quân Nguyên Mông, quân dân nhà trần đã chú ý phòng ngự, ra lệnh cho toàn nhân dân chủ trương chuẩn bị đánh giặc ngoại xâm.
Tới đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ theo khu lưu vực sông hồng phía tả ngạn và lưu vực sông Theo phía hữu ngạn tiến vào nước ta.
“Vó ngựa Nguyên Mông đi tới đâu, cỏ không mọc được tới đó”, chúng càn quét khiến cho các tuyến phòng thủ của chúng ta bị lung lay và phải vừa đánh vừa rút.
Để bảo toàn lực lượng, vua Trần đã quyết định thực hiện kế Vườn không nhà trống. Sau khi củng cố lực lượng, ngày 29/01/1258, quân Đạt Việt mở đợt tấn công địch tại bến Đông Bộ Đầu, chúng bị đánh bật khỏi kinh thành, tháo chạy về Vân Nam.
Khi quân địch chạy tới Quý Hóa, Hà Bổng lại tập hợp dân binh mai phục và giành chiến thắng. Cuộc chiến này cũng góp phần khích lệ tinh thần cho quân dân Đại Việt trong việc giữ gìn lãnh thổ quốc gia.
Cuộc kháng chiến lần hai chống quân nhà Nguyên 1285
Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, dã tâm xâm lược Đại Việt không hề mất đi mà chúng còn mang theo lòng hận thù để xâm chiếm lần hai.
Năm 1279, nhà Tống bị Mông Cổ tiêu diệt, Hốt Tất Liệt được đưa lên ngôi vua. Nhiều lần, triều Nguyên đã cử sứ giả sang dụ dỗ vua tôi triều đình Đại Việt nhưng nhà Trần đã không khéo đấu tranh, dùng kế hòa hoãn để có thời gian chuẩn bị về mọi mặt trước khi âm mưu xâm chiếm lần hai của quân giặc bùng phát.

Năm 1279, mượn cớ đánh Chiêm, quân Nguyên lại một lần nữa đưa quân vào nước ta. Năm 1285, 50 vạn quân Nguyên từ hai hướng Vân Nam và Lạng Sơn tấn công Đại Việt.
Nhà Trần đã mở hội nghị Diên Hồng để bàn về kế sự đánh giặc, cổ vũ tinh thần toàn quân, toàn dân. Tiếng hô đồng thanh của các bô lão “sát thát” đã thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng đánh giặc của quân ta.
Dưới sự chiến đấu anh dũng của toàn dân, quân Nguyên không thể tiêu diệt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, lại gặp bất lợi về khí hậu, lương thực khiến cho chúng bị suy yếu dần. Quân Đại Việt bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để tiến công.
Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đã khiến cho Thoát Hoan phải nhanh chóng rút quân khỏi thành Thăng Long, chạy theo hướng Lạng Sơn để rút về nước.
Trên đường tháo chạy, chúng tiếp tục bị phục kích, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.
Dù sở hữu lực lượng quân đội mạnh mẽ, vũ khí đầy đủ nhưng sự đồng lòng của toàn quân, toàn dân ra, nhờ tài lãnh đạo khôn khéo của vua tôi nhà Trần đã giúp cho 3 lần âm mưu xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông đều bị thất bại.
Tung hoành khắp nơi từ Á sang Âu, đi tới đâu máu chảy đầu rơi, xơ xác tới đó, cướp bóc, đốt phá tàn bạo, không có ai dám chống trả, kháng cự; nhưng khi tới Đại Việt – một đất nước nhỏ bé nhưng tinh thần yêu nước quật cường thì chúng cũng không thể làm gì khác ngoài rút lui!
Tác dụng của chiến lược vườn không nhà trống
Chiến thuật Vườn không nhà trống chính là một trong những kế được vận dụng khá phổ biến trong sự nghiệp giữ nước của cha ông ta.
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, đất nước ta luôn phải đương đầu với những thế lực thù địch nhiều hơn ta về lực lượng, mạnh hơn ta về vũ khí.

Chính vì thế, để đánh giặc, ông cha ta không chỉ đánh địch bằng tinh thần yêu nước, bằng sức mạnh của toàn dân tộc mà còn sử dụng trí óc, nhưng mưu kế “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” – trong đó có Vườn không nhà trống.
Giặc muốn đánh nhanh thắng nhanh, biến đất nước bị xâm lược trở thành hậu phương cung cấp lương thực thực phẩm để đánh chiếm tiếp các vùng lân cận. Chúng ta lại cùng kế sách vườn không nhà trống để khiến địch hoang mang, rối loạn chuỗi cung cấp lương thực thực phẩm, ở cũng không được mà đi cũng chẳng xong.
Cũng nhờ như vậy mà chúng ta đã đánh thắng quân giặc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho nội dung chia sẻ kiến thức lịch sử về chiến thuật vườn không nhà trống của nhavantphcm.com.vn. Chúc bạn đọc học tập thật tốt!