Châu Á nằm ở bán cầu nào? Đây là châu lục có diện tích lớn nhất trong 6 châu lục, địa hình, thiên nhiên, khí hậu phức tạp. Cùng nhavantphcm.com.vn tìm hiểu chi tiết về những đặc điểm địa hình, dân tư, tài nguyên, kinh tế của Châu Á trong nội dung dưới đây!
Châu Á nằm ở bán cầu nào?
Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là châu lục có diện tích lớn nhất trong 6 châu lục – chiếm 8.7% tổng diện tích của Trái Đất, diện tích đất liền vào khoảng 41.5 triệu km2. Đại bộ phận lãnh thổ của châu Á nằm ở Bắc bán cầu và bán cầu Đông, kéo dài từ cực Bắc tới xích đạo.

Châu Á tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương rộng lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương).
Ranh giới giữa châu Á và châu Phi là kênh đào Suez, ranh giới với Châu Âu là dãy Ural, biển Caspi, eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, biển Đen và biển Địa Trung Hải.
Châu lục này kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.
Đặc điểm địa hình và dân cư của Châu Á
Đặc điểm địa hình
Địa hình châu Á khá phức tạp, khoảng giữa cao, bốn phía xung quanh thấp, khu vực phía Đông là các quần đảo vòng cung với nhiều đặc điểm khác nhau trải dài từ Bắc tới Nam.
Chiều cao trung bình của châu Á khoảng 950 mét so với mực nước biển – là châu lục có địa hình cao nhất trong 6 châu lục trên thế giới.
Đồi núi, cao nguyên chiếm tới ¾ tổng diện tích, trong số đó có tới ⅓ khu vực có chiều cao lên tới 1000m so với mực nước biển. Đảo và quần đảo hình vòng cung ở rìa phía Đông châu Á.

Châu Á có các hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ như Himalaya, Côn Luân, An-tai, Tây Tạng, I-ran,… cùng nhiều đồng bằng rộng lớn bị chia cắt vô cùng phức tạp như đồng bằng Lưỡng Hà, đồng bằng Hoa Trung, đồng bằng Ấn – Độ – Hằng.
Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là Đông Tây và Bắc Nam, tập trung ở trung tâm châu lục. Châu Á cũng là châu lục có nhiều núi lửa nhất, núi lửa tập trung ở khu vực rìa phía Đông của châu Á.
Đường bờ biển của Châu Á nhiều gấp khúc, là đường dài nhất tại các châu lục trên thế giới với nhiều bán đảo, đảo cồn.
Hệ thống sông ngòi ở châu Á khá phức tạp với hơn 58 dòng sông với diều dài trên 1000km với thượng nguồn là các núi và cao nguyên ở giữa châu Á và hạ nguồn là biển và đại dương.
Đặc điểm dân cư

Dân số châu Á luôn đứng đầu thế giới, có khoảng hơn 4 tỷ người – chiếm tới 60% tổng dân số hiện nay trên thế giới.
Mức gia tăng dân số tại châu Á cao hơn mức trung bình của thế giới và thấp hơn nhiều so với châu Phi. Dân số tăng nhanh, mật độ dân số không đồng đều.
Những năm gần đây, dân số châu Á giảm mạnh do các chính sách nhằm hạn chế gia tăng dân số ở các quốc gia đông dân như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.
Dân cư châu Á thuộc 3 chủng tộc chính: người Mongoloid sống ở khu vực Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á; người Ơrôpêôit sống ở vùng Tây Nam Á, Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á; người Negroid sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia và Malaysia.
Tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển kinh tế của Châu Á
Tài nguyên thiên nhiên
Châu Á có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, trữ lượng lớn như dầu thô, than đá, thiếc, sắt,… Đặc biệt, trữ lượng dầu thô luôn giữ vị trí đứng đầu so với các châu lục khác.
Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, rừng rậm và thảo nguyên ở châu Á cũng có diện tích khá lớn – chiếm 13% diện tích rừng thế giới.
Khu châu Á nước Nga, đông bắc Trung Quốc, bắc Triều Tiên là khu vực rừng lá kim phân bố rộng nhất trên thế giới mang lại nhiều cây gỗ quý hiếm.

Vùng Hoa Nam và tây nam Trung Quốc, phía nam vùng núi Nhật Bản, phía nam của dãy Himalaya lại phổ biến với cây lá rộng.
Các vùng rừng rậm nhiệt đới mang lại quần xã thực vật, động vô cùng phong phú cho khu vực châu Á, tạo nên những đặc trưng riêng về thiên nhiên cho châu lục này.
Nhờ có hệ thống kênh rạch lớn, thuận lợi về địa hình đã giúp châu Á tận dụng được tài nguyên sức nước để phát triển ngành công nghiệp thủy điện (chiếm 27% trữ lượng thủy điện trên thế giới), công suất điện có thể đạt tới 2.6 nghìn tỷ kWh mỗi năm.
Châu Á có vùng biển rộng lớn, chiếm tới 40% tổng diện tích ngư trường trên thế giới, là cơ hội để khai thác nguồn cá tôm dồi dào như cá ngừ, cá hồi, mực nang, cá mòi, cá thu,… với giá thành cực cao.
Phát triển kinh tế
Châu Á có GDP danh nghĩa lớn nhất trên thế giới với nhiều quốc gia được công nhận và nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Israel, Singapore,… Các quốc gia còn lại vẫn còn khoảng cách nhất định nhưng kinh tế vẫn tăng đều qua các năm.

Theo dự đoán của các chuyên gia, trước sự phát triển như vũ bão về mọi mặt của đời sống, tới năm 2030, nền kinh tế của Trung Quốc tính theo GDP sẽ xấp xỉ với Mỹ, đạt tới mức tương đương về sự phát triển kinh tế của Mỹ, sánh ngang với cường quốc giữ vị trí đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế trong nhiều năm liền.
Châu Á đã tổ chức nhiều hiệp hội nhằm hợp tác cùng phát triển kinh tế trong khu vực như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA),…
Thời gian gần đây, châu Á vẫn đang tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid 19 nhưng vẫn còn vướng phải rất nhiều khó khăn do biến động thị trường. Các quốc gia đã gỡ bỏ các hạn chế đi lại, gia tăng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực – Trung Quốc vẫn bị tăng trưởng chậm lại do suy yếu toàn cầu.
Hy vọng những thông tin chia sẻ của nhavantphcm.com.vn đã giúp bạn đọc có thêm thông tin và nâng cao vốn hiểu biết của mình về châu Á. Chúng mình sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung mới hữu ích trong thời gian tới, hãy cùng đón đọc nhé!