Thứ Tư, Tháng Mười 4, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Bà Huyện Thanh Quan : Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

admin by admin
9 Tháng Hai, 2023
in Tác giả
0
Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan

Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan

423
SHARES
2.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thơ Bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ. Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ”. Đó là lời nhận xét của giáo sư Thanh Lãng về Bà Huyện Thanh Quan, bà là một trong số ít những nữ thi sĩ có sở trường với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà thường thể hiện sự yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, đất nước, cùng với đó là tâm trạng ái hoài trước sự thay đổi của thế sự. 

Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, chưa rõ về năm sinh năm mất của bà. Tuy nhiên, theo nhiều tư liệu ghi chép được thì bà sinh năm 1805 và mất năm 1848, hưởng thọ 43 tuổi. Mộ của bà từng được đặt ở bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng vì sóng gió mà đã làm sạt lở, hiện ngôi mộ của bà đã không còn tăm tích.

Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan
Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan có quê quán thuộc phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc quận Tây Hồ – Hà Nội. Cha của bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1782, đời vua Lê Hiển Tông. Bà là vợ của ông Lưu Nghi, từng giữ chức vụ tri huyện Thanh Quan, nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cũng bởi vậy mà người ta thường gọi bà bằng cái tên Bà Huyện Thanh Quan. Ông Lưu Nghi chồng bà được làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm năm 43 tuổi. Sau khi chồng mất, bà Huyện Thanh Quan cùng 4 người con của mình sinh sống ở phố Nghi Tàm cho đến hết cuộc đời.

Bà Huyện Thanh Quan cũng là người học rộng, hiểu sâu, dưới thời vua Minh Mạng, bà đã được mời vào kinh để giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho các công chúa và cung phi.

Sự nghiệp văn chương và những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan

Sự nghiệp văn chương và những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan
Sự nghiệp văn chương và những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan

Cái chất thơ của Bà Huyện Thanh Quan có lẽ không chỉ bắt nguồn từ cái nôi của gia đình khoa bảng, mà còn bắt nguồn từ chính mảnh đất quê hương mình là làng Nghi Tàm. Đây là nơi mà công chúa Từ Hoa, con gái của vua Thần Tông nhà Lý vào thế kỷ II đã lập ra trại dạy cung nữ trồng dâu nuôi tằm. Các tác phẩm mà Bà Huyện Thanh Quan để lại cho hậu thế là rất ít, hầu hết đều được viết bằng chữ Nôm và theo thể thơ Đường Luật. Một số tác phẩm được tìm thấy có thể kể đến như:

  • Qua Đèo Ngang
  • Thăng Long thành hoài cổ 
  • Qua chùa Trấn Bắc
  • Chiều hôm nhớ nhà
  • Tức cảnh chiều thu
  • Cảnh đền Trấn Võ
  • Cảnh Hương sơn

Phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Tuy không sáng tác nhiều như các nhà thơ khác, song các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan đều gây được tiếng vang lớn trên thi đàn Việt Nam và thể hiện được một phong cách riêng biệt. 

Các bài thơ Đường luật thường bị gò bó và hạn chế về mặt cảm xúc bởi các niêm luật, điển tích điển cố. Trong khi đó, thơ chữ nôm đôi khi lại quá nông, không đủ để diễn tả sức gợi của ngôn từ. Tuy nhiên, Bà Huyện Thanh Quan lại chính là một trong số rất ít những nhà thơ có thể  trung hòa được cả hai yếu tố trên.

Phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
Phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan

Cũng bởi vậy mà cố Giáo sư Phạm Thế Ngũ đã nhận định: “Thơ Đường trước bà người ta đã làm vô số, sau bà người ta cũng còn làm vô số. Nhưng trước cũng như sau, có lẽ không ai vượt được Nữ Sĩ Thanh Quan”. Các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan khi thì cổ kính, khi lại gần gũi và giản dị vô cùng.

Cuộc đời Bà Huyện Thanh Quan gắn liền với nhiều thăng trầm của đất nước, vì thế mà chất thơ và tâm trạng của bà thể hiện rõ tình thương nước, thương dân. Đồng thời, cũng hoài niệm về quá khứ vàng son. Thơ của bà cũng như là một lời tâm sự, mượn cảnh để ngụ tình, vừa gần gũi vừa mênh mông, vừa có cả nỗi buồn và sự cô đơn.

Người đời coi thơ của Bà Huyện Thanh Quan là thơ hoài cổ thương kim cũng là điều vô cùng dễ hiểu, bởi cha ông bà vốn dĩ đã chịu nhiều ơn dày nặng của tiền triều Lê – Trịnh, bỗng chốc khi đất nước thay thầy đổi chủ, không riêng gì bà, nhiều đại thần khác như Phạm Quý Thích, Nguyễn Du… khi đến với tân triều, không khỏi ngỡ ngàng, lòng trĩu nặng ưu tư. Thi hào Nguyễn Du cũng đã để lại hai bài thơ chữ Hán Thăng Long I và II đượm màu hoài cổ đó sao ? 

Tuy nhiên, thơ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan và Đại thi hào Nguyễn Du có một điểm giống nhau là buồn mà không bi lụy. Thơ của bà sâu sắc, chân thành, rất dễ gây xúc động và được diễn đạt bằng một phong cách nghệ thuật vô cùng điêu luyện

Qua đèo ngang – Tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan

Nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Bà Huyện Thanh Quan phải kể đến bài thơ Qua Đèo Ngang. Tác giả sáng tác bài thơ trong thời gian đi vào Huế nhậm chức theo lệnh của nhà vua. Khi đi qua đèo ngang – Một địa giới tự nhiên nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, Bà Huyện Thanh Quan đã dừng chân nghỉ ngơi và tức cảnh sinh tình cho ra đời bài thơ này.

Qua đèo ngang - Tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan
Qua đèo ngang – Tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu đề là cảnh vật Đèo Ngang qua góc nhìn chung, hai câu thực tiếp theo là hoạt động của con người ở Đèo Ngang. Hai câu luận thể hiện tâm trạng chất chứa của tác giả và hai câu kết là những nỗi cô đơn, trống vắng của Bà Huyện Thanh Quan.

Chỉ với 8 câu thơ, tác giả đã thể hiện được tâm trạng cô đơn cùng nỗi hoài cổ trước cảnh vật ở Đèo Ngang. Cùng với đó là nỗi buồn, nỗi sầu nhân thế của nữ nhà thơ. Đồng thời, cũng cho thấy Bà Huyện Thanh Quan là một con người có sự yêu mến non sông, đất nước.

Bà Huyện Thanh Quan là một cây bút vô cùng điêu luyện, có khả năng sử dụng ngôn ngữ vô cùng trau chuốt và được gọt giũa cẩn thận. Thơ của bà hầu hết đều thể hiện tình cảm cao cả như thương dân, yêu quê hương, yêu đất nước và bà cũng là tấm gương về lòng trung hiếu mà các thế hệ sau cần phải noi gương và học tập.

” Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta “.

Trích Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan.

Previous Post

Nguyễn Quang Sáng: Cuộc đời sự nghiệp và phong cách sáng tác văn học

Next Post

Nguyễn Bính: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Bài viết liên quan

Tiểu sử nhà thơ Hữu Thỉnh
Tác giả

Nhà Thơ Hữu Thỉnh: Tiểu sử, sự nghiệp văn học và những tác phẩm để đời

by admin
24 Tháng Ba, 2023
Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – Danh nhân văn hóa thế giới

by admin
15 Tháng Hai, 2023
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả

Nguyễn Khoa Điềm: Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

by admin
13 Tháng Hai, 2023
Tiểu sử tác giả Hồ Xuân Hương
Tác giả

Hồ Xuân Hương: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ ca

by admin
10 Tháng Hai, 2023
Load More
Next Post
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Reddit r place 2023 và dấu ấn Việt Nam cùng cộng đồng Độ Mixi
Blog tổng hợp

Reddit r place 2023 và dấu ấn Việt Nam cùng cộng đồng Độ Mixi

by admin
26 Tháng Bảy, 2023
0

"Place" hay r/place trên Reddit là gì? Reddit r place 2023 được cộng đồng mạng thế giới và Việt Nam...

Read more
Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu

21 Tháng Tư, 2023
Hoàng Liên Sơn ở đâu?

Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch

19 Tháng Tư, 2023
Vai trò của ước mơ trong sự thành công

Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ?

15 Tháng Tư, 2023
Năm nhuận là gì?

Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không?

13 Tháng Tư, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Reddit r place 2023 và dấu ấn Việt Nam cùng cộng đồng Độ Mixi 26 Tháng Bảy, 2023
  • Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu 21 Tháng Tư, 2023
  • Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch 19 Tháng Tư, 2023
  • Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ? 15 Tháng Tư, 2023
  • Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không? 13 Tháng Tư, 2023
  • 22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT 13 Tháng Tư, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.