Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

admin by admin
13 Tháng Ba, 2023
in Blog tổng hợp
0
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

405
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, sự bóc lột của cường hào địa chủ gây ra nỗi khổ tột cùng cho nhân dân. Cảnh bất công ngang trái, đày đọa tới tận xương tủy, hiện thực cuộc sống tối tăm không lối thoát,… Đây cũng chính là bối cảnh của sự phát triển trào lưu văn học hiện thực phê phán tại Việt Nam. 

Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán là một trào lưu văn học với các tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với hiện thực đời sống có nội dung chặt chẽ, sắc sảo. 

Khái niệm về văn học hiện thực phê phán
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Nếu muốn thực hiện thành công văn học hiện thực phê phán thì nhà văn cần phải tuân thủ theo đúng những yếu tố về mỹ học nhất định như: 

  • Điển hình hóa hình tượng nhân vật và những sự kiện trong cuộc sống.
  • Thừa nhận mối quan hệ giữa tính cách, hành động, thái độ của nhân vật trong truyện với hoàn cảnh môi trường sống.
  • Coi trọng những chi tiết cụ thể, chính xác với thực tế. 

Hoàn cảnh ra đời văn học hiện thực phê phán

Cho tới hiện tại, người ta vẫn còn rất nhiều những tranh cãi về thời điểm ra đời của văn học hiện thực phê phán. Có những người cho rằng trào lưu này được hình thành từ thời kỳ Cổ đại, phát triển dần dần cho từng thời kỳ. Tuy nhiên, có những người lại cho rằng chủ nghĩa hiện thực này chỉ xuất hiện và phát triển vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX. 

Trong cuốn Bách khoa toàn thư cho rằng, những tác phẩm hiện thực phê phán đã có từ rất lâu đời, xuất hiện trước khi xuất hiện chủ nghĩa hiện thực. Nhưng chủ nghĩa hiện thực chỉ là một trào lưu nhất thời, nó chỉ thực sự xuất hiện và phát triển rộng rãi vào thế kỷ XIX ở các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Nga,… sau đó lan truyền sang nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ở Việt Nam, văn học hiện thực phê phán xuất hiện từ thời kỳ trung đại với các tác phẩm nổi tiếng như thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm, Truyện kiều,… Đây là những tác phẩm phơi bày một cách khách quan cuộc sống thời bấy giờ. 

Hoàn cảnh ra đời văn học hiện thực phê phán
Hoàn cảnh ra đời văn học hiện thực phê phán

Tới những năm 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Công Hoan là một trong những thế hệ đi đầu theo khuynh hướng tả thực, lấy tư liệu từ con người, cuộc sống, xã hội thực tế để làm nội dung cho những tác phẩm của mình. 

Đặc biệt, từ năm 1930 – 1945, đây là thời điểm văn học hiện thực phê phán nở rộ với quy mô lớn, nhiều tài năng văn học xuất hiện ở thời điểm này, điển hình như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Nam Cao,… Những nhà văn này đã mang văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm để đời, giá trị trường tồn với thời gian. 

Với tấm lòng sâu sắc cộng thêm môi trường sống đã khiến cho các nhà văn có thêm động lực cầm bút, tạo dựng lên những nhân vật, những cảnh đời trong xã hội cũ đầy sự đau thương, thấu hiểu những nỗi đau tận cùng và kết cục bi thảm mà xã hội dành cho con người. 

“Nghệ thuật vị nhân sinh” dường như đã ăn sâu vào máu của những nhà văn trong thời điểm này. Họ viết về cuộc đời họ, viết về người, viết về đời!

Đã có ý kiến cho rằng: Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất hiện hàng loạt các tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc đến như vậy! Những tác phẩm đều gây ra những ấn tượng, đôi khi là nỗi ám ảnh đối với những nhân vật trong câu chuyện: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng), Bước đường cùng, Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn, Thiên đường phóng sự việc làng (Ngô Tất Tố),  Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no (Nam Cao),….

Trào lưu văn hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Với bối cảnh loạn lạc, khủng hoảng, mâu thuẫn giữa các giai cấp,… trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 phát triển rầm rộ. Trong đó, chặng đường phát triển được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể: 

  • Từ 1930 – 1935

Nguyễn Công Hoan là tác giả khởi xướng cho văn học hiện thực phê phán ở giai đoạn này với tập truyện “Kép tư bền”. Ngoài ra, người đọc còn biết Vũ Trọng Phụng với phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kỹ nghệ lấy Tây”. 

Các tác phẩm cất lên tiếng nói lên án, phê án những bất công, vô nhân đạo trong xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ sự đau xót, cảm thông với những con người bị áp bức bóc lột tới cùng kiệt sức lực cả về tinh thần lẫn thể xác. 

Trào lưu văn hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Trào lưu văn hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
  • Từ 1936 – 1939

Dù trong thời điểm này, xã hội vẫn có những biến động mạnh mẽ, nhưng cũng chính những biến động này đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho văn học hiện thực phê phán được phát triển mạnh mẽ hơn. Đã thêm nhiều cây bút bắt tay vào văn học hiện thực phê phán với nhiều tác phẩm xuất sắc: nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà văn Ngô Tất Tố,…

Các tác phẩm tập trung tố cáo tình trạng áp bức, bóc lột, sự giả dối của chế độ cai trị và phơi bày nỗi khổ cực, bất công của những tầng lớp bị trị. 

  • Từ 1940 – 1945

Văn học hiện thực càng ngày càng được thể hiện rõ nét hơn, nổi bật hơn với những sáng tác nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút nam cao hướng tới việc phân tích xã hộ thông qua những diễn biến tâm lý nhân vật. 

Ở cả ba giai đoạn, các nhà văn đều là một nhà sử học ghi chép lại tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của con người, là một nhà họa sĩ vẽ lại toàn cảnh một bức tranh xã hội đen tối, phơi bày tất cả ra trước mắt người đọc. 

Bước đường cùng, Số đỏ, Bỉ vỏ, Tắt Đèn, Lão Hạc, Chí Phèo,… là những tác phẩm lên án mạnh mẽ xã hội thối nát, tha hóa con người, tạo nên bi kịch, sự ảm đạm, xơ xác từ thành thị tới nông thôn, những tệ nạn xã hội, những người bị đẩy tới bước đường cùng, không thể thoát ra “vũng bùn” do xã hội tạo ra. 

Yếu tố thời đại chính là điểm mấu chốt cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán. Nếu không có xã hội “biến chất” lúc bấy giờ, chắc khó có thể có những Nam Cao, những Ngô Tất Tố, những Lão Hạc, những chị Dậu,… không thể nào quên trong lòng người đọc!

Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945 như thế nào? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Mong rằng, những thông tin trên sẽ phần nào hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc hãy để lại cho chúng tôi ở dưới phần bình luận.

Previous Post

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

Next Post

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

Bài viết liên quan

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?
Blog tổng hợp

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu

by admin
21 Tháng Tư, 2023
Hoàng Liên Sơn ở đâu?
Blog tổng hợp

Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch

by admin
19 Tháng Tư, 2023
Vai trò của ước mơ trong sự thành công
Blog tổng hợp

Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ?

by admin
15 Tháng Tư, 2023
Năm nhuận là gì?
Blog tổng hợp

Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không?

by admin
13 Tháng Tư, 2023
Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?
Blog tổng hợp

22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT

by admin
13 Tháng Tư, 2023
Load More
Next Post
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?
Blog tổng hợp

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu

by admin
21 Tháng Tư, 2023
0

Mùa đông bắt đầu tháng mấy ở nước ta? Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nhưng ở Việt...

Read more
Hoàng Liên Sơn ở đâu?

Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch

19 Tháng Tư, 2023
Vai trò của ước mơ trong sự thành công

Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ?

15 Tháng Tư, 2023
Năm nhuận là gì?

Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không?

13 Tháng Tư, 2023
Ngày 22 tháng 12 là ngày gì?

22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT

13 Tháng Tư, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Mùa đông ở Việt Nam và các nước Châu Âu 21 Tháng Tư, 2023
  • Hoàng Liên Sơn ở đâu? Dân cư, khí hậu và tiềm năng du lịch 19 Tháng Tư, 2023
  • Vai trò của ước mơ trong sự thành công – Làm sao để theo đuổi được ước mơ? 15 Tháng Tư, 2023
  • Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 2023 có phải năm nhuận không? 13 Tháng Tư, 2023
  • 22 tháng 12 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 22/12 – BẠN CÓ BIẾT 13 Tháng Tư, 2023
  • Tình yêu tuổi học trò là gì? Tuổi này có nên yêu nhau không? 10 Tháng Tư, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.