Nhắc tới thơ ca chống Mỹ, chúng ta không thể không nhắc tới Nguyễn Khoa Điềm – một nhà thơ, một nhà chính trị với các tác phẩm gắn liền với quê hương, đất nước. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần làm đồ sộ thêm nền văn học nước nhà.
Cùng chúng tôi khám phá tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nội dung dưới đây!
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm (1943) tên khai sinh là Nguyễn Hải Dương, là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam.
Ông sinh tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình có cha là nhà báo. Lúc nhỏ, Nguyễn Khoa Điềm học ở quê; tới năm 1955, ông ra miền Bắc học tập, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà Nội năm 1964.

Sau khi hoàn thành chương trình học, Nguyễn Khoa Điềm đã tham gia hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên tại Huế, tham gia vào quân đội, viết báo, làm thơ,… tới tận năm 1975.
Có thời gian, Nguyễn Khoa Điềm bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch 1968, ông được giải thoát khỏi nhà tù, tiếp tục trở lại tham gia hoạt động. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sự nghiệp làm thơ của mình.
Ông đã có một số tập thơ xuất bản thành sách như: Cửa thép (1973), Đất ngoại ô (1973), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007).
Ông đã được giữ rất nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và các hội Nhà văn, Nhà Thơ: Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên & Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Đặc biệt, tới năm 1994, ông được bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Năm 1995, ông tiếp tục giữ vị trí Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
Năm 1996, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCS Việt Nam lần thứ VIII. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCS Việt Nam lần thứ IX (năm 2001), ông trở thành Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.
Cho tới hiện đại, ông đã nghỉ hưu tại quê hương Thừa Thiên Huế.
Phong cách sáng tác thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm
Phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, thơ của ông mang đậm màu sắc trữ tình, chân thật và đặc biệt là giàu tính chiêm nghiệm.

Bản thân ông có cha là nhà báo, được học tập trong môi trường sư phạm, tất cả những điều này đã nuôi dưỡng Nguyễn Khoa Điềm trở thành một người có ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã dần lùi lại quá khứ nhường chỗ cho sự phát triển của kinh tế xã hội hiện đại. Kho lịch sử Nguyễn Khoa Điềm đã tái hiện lại bằng ngòi bút thơ ca của mình suốt 20 năm.
Ai đó đã từng nói, có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ ca lại đóng góp những tác phẩm tâm huyết, có sức trường tồn với thời gian như thơ giai đoạn chống Mỹ. Sự phát triển của thơ ca giai đoạn này cũng góp phần động viên, cổ vũ toàn dân tộc đoàn kết đánh giặc, bảo vệ tổ quốc.
Những tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm

Những tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, với dân tộc Việt Nam:
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971) là bài thơ được sáng tác khi tác giả đang công tác tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Tác phẩm khắc họa một hình ảnh thực vô cùng phổ biến tại vùng núi trong những năm kháng chiến. Đó là những em bé ngủ trên lưng mẹ, cùng mẹ sản xuất, cùng mẹ chiến đấu. Qua đó, tác giả cũng muốn nhấn mạnh hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, những đứa trẻ sinh ra đã phải chịu gian khổ, mất mát, thiếu thốn, bị ép phải trưởng thành. Đồng thời, bài thơ cũng ca ngợi những người mẹ vùng cao, dù trong mưa bom bão đạn vẫn bao bọc, che chở cho đứa con của mình nhưng vẫn không quên nhiệm vụ tăng gia sản xuất, phục vụ nước nhà.
- Bếp lửa rừng (1972) là bức tranh tái hiện lại những gian khổ hy sinh của những người chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ. Dù phải xa gia đình, chịu bao khó khăn nhưng họ vẫn kiên cường, một lòng hướng về tổ quốc, hướng về gia đình, khao khát có một ngày mai hòa bình, độc lập dân tộc. Đây cũng là nỗi niềm chung của tất cả người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
- Đất nước (1973) là một nguồn cảm hứng lớn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Qua từng lời thơ bình dị của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã bày tỏ niềm yêu mến, sự tào đối với quê hương, đất nước qua nhiều khía cạnh khác nhau: từ thời gian lịch sử, không gian địa lý tới chiều sâu văn hóa và những phong tục của người dân. Qua tác phẩm này, ông cũng muốn khơi dậy trong thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
Ngoài ra, Nguyễn Khoa Điềm còn có rất nhiều các tác phẩm thơ ca khác nổi tiếng khác như: Báo động, Cái nền căm hờn, Con chim thời gian, Đất và khát vọng, Ngày vui, Màu xanh lên đường,…
Nhiều bài thơ của ông vẫn giữ được giá trị đến tận bây giờ, được đưa vào sách giáo khoa, là bài học cho thế hệ học sinh noi theo.
Nhận định về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói “Điều may mắn với tôi là được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”.

Chính bối cảnh lúc bấy giờ đã tôi luyện cho ông trở thành người có trách nhiệm với đất nước, có ý thức phải gìn giữ non sông, thêm yêu lịch sử, yêu sự sống. Chẳng phải vì thế mà đã có người đã khẳng định “Đọc qua thơ ông, dù ngàn năm còn tượng trăng trong gió mát”. Các tác phẩm ông để lại vẫn còn giữ nguyên những giá trị, sự trường tồn với thời gian, dù ở thời điểm nào cũng không hề bị mai một đi giá trị cốt lõi “yêu đất nước”.
Hy vọng những chia sẻ của Nhà văn TP.HCM đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Mong rằng những tư liệu này sẽ phục vụ tốt cho bạn trong học tập hàng ngày!