Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Tự phụ là gì? Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của tự phụ

admin by admin
2 Tháng Ba, 2023
in Blog tổng hợp
0
Tự phụ là gì?

Tự phụ là gì?

401
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
4.8/5 - (6 bình chọn)

Nếu như tự tin giúp con người dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống thì tự phụ lại là một kiểu tính cách khá xấu trong cuộc sống ngày nay. Bởi tự phụ chính là thái độ kiêu căng, tự đắc và luôn cho mình là người giỏi nhất trước mọi vấn đến hay trong một cuộc tranh luận nào đó. Để tìm hiểu chi tiết về tính cách tự phụ cũng như những biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của nó, mời bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé

Tự phụ là gì?

Tự phụ là một tính từ để chỉ tính cách kiêu căng, ngạo nghễ và luôn xem bản thân mình là nhất. Những người có tính tự phụ thường có xu hướng đánh giá cao năng lực của mình và xem thường những người xung quanh. Bên cạnh đó, đây cũng là những con người tự cho mình cái quyền không cần phải tuân theo các quy định, chuẩn mực đã được đề ra trong gia đình, tổ chức hoặc một cộng đồng nào đó.

Tự phụ là gì?
Tự phụ là gì?

Người tự phụ cũng thường hay vỗ ngực và tự cho mình là giỏi nhất, họ thường bảo thủ và cho rằng ý kiến của mình là đúng, rồi bắt người khác phải thực hiện theo. Hiểu theo một cách khác, tự phụ cũng chính là thái độ tự cao, tự đại quá mức, từ đó làm suy mờ ý chí cũng như suy nghĩ và phân tích của người khác.

Những biểu hiện của tự phụ

Những biểu hiện của tự phụ
Những biểu hiện của tự phụ

Người có tính cách tự phụ, thường có những biểu hiện cụ thể dưới đây:

  • Luôn tự đề cao bản thân, cho rằng mình đúng và tài giỏi hơn người. Đặc biệt, khi làm được một điều gì đó thì sẽ có thái độ coi thường mọi người, nghĩ rằng chỉ có mình mới có thể làm được.
  • Thường xuyên đổ lỗi cho người khác khi gặp phải một biến cố hay vấn đề nào đó trong cuộc sống.
  • Thái độ nói chuyện huênh hoang, vênh váo và tự đắc khi trò chuyện với người khác.
  • Hay khoe khoang thành tích của bản thân, thậm chí là phóng đại và thổi phồng lên những điều không đúng sự thật.
  • Trong những tranh luận hằng ngày, người tự phụ thường rất hay cãi ngang, luôn nghĩ rằng ý kiến của mình là đúng là nhất, và không bao giờ lắng nghe ý kiến của người xung quanh.

Nếu như tự tin dẫn lối ta đến thành công thì tự phụ có thể sẽ khiến cho con người ta dễ gặp thất bại. Như đã nói ở trên, người tự phụ thường có thái độ tự cao, tự đại và cho mình là giỏi nhất nên sẽ có tư duy không mở rộng thêm kiến thức hay tích lũy thêm kinh nghiệm. Vì vậy, người tự phụ dễ gặp phải thất bại trong cuộc sống là một điều vô cùng dễ hiểu.

Trong cuộc sống, có vô vàn người giỏi xung quanh ta, nếu không tích cực học hỏi, nâng cấp kiến thức và nâng cấp bản thân, đến một ngày nào đó chính những người tự phụ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Hơn nữa, người có tính cách tự phụ cũng thường là những người không được mọi người xung quanh yêu mến hoặc tỏ rõ thái độ khó chịu, do đó, người tự phụ hay sống trong sự đơn độc, lẻ loi.

Tính cách tự phụ phần nào đã và đang tác động khá tiêu cực đến cuộc sống của mỗi người chúng ta, nếu không tiếp thu và chịu khó thay đổi, bản tính tự phụ sẽ rất khó để có thể hòa nhập trong một tập thể.

Nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ

Nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ
Nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ

Thực tế, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính tự phụ, trong đó phải kể đến những lý do chính sau đây:

  • Cái tôi cá nhân quá cao, mắc bệnh ngôi sao và cho rằng mình là cái rốn của vũ trụ.
  • Mặt khác do bản tính thiếu khiêm tốn và không có ý chí cầu tiến, học hỏi từ những người xung quanh.
  • Quen với việc được một số người xung quanh nịnh nọt, tâng bốc. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội như danh vọng ảo, bằng cấp giả đã khiến cho những con người ấy nghĩ rằng mình thực sự tài giỏi.

Bởi vậy, để hạn chế những nguyên nhân dẫn đến tính tự phụ, mỗi chúng ta nên hiểu rõ những ưu – nhược điểm của bản thân, từ đó phải biết hòa mình vào chung một tập thể để làm việc và học tập cùng mọi người, thông qua đó giúp xây dựng một xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ.

Những tác hại liên quan tới tính tự phụ

Những tác hại liên quan tới tính tự phụ
Những tác hại liên quan tới tính tự phụ

Tự phụ có thể coi là một tính cách khá tiêu cực trong xã hội ngày nay, nếu không chịu khó nhìn nhận và sửa đổi sẽ dẫn đến một số tác hại như:

  • Nó khiến con người ta quá ảo tưởng về bản thân mình. Chẳng hạn như, năng khiếu hay tài năng chỉ có một chút nhưng lại luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, mình là thiên tài. Từ đó, có thái độ huênh hoang, coi trời bằng vùng một cách đáng ghét.
  • Cách sống của người tự phụ đôi khi sẽ khiến cho những người xung quanh không muốn làm thân, thay vào đó là sự xa lánh, ghét bỏ. Dần dần, người tự phụ sẽ trở nên cô đơn trong chính cuộc sống của họ, dẫn đến ảnh hưởng lớn trong cả công việc và học tập. Hơn nữa, người tự phụ cũng sẽ rất khó để có thể kết bạn, bởi cái tôi cá nhân quá cao khiến cho họ không thể tìm được sự đồng điệu với nhau.
  • Người tự phụ, vì thường cho mình là người giỏi giang nên hay có xu hướng không chịu lắng nghe, học hỏi và cập nhật cái mới nên rất dễ bị lạc hậu và tụt lùi so với sự phát triển của thời đại.
  • Người tự phụ cũng thường hay có thói khoe khoang thành tựu, của cải vật chất, thậm chí là “bé xé ra to”, thổi phồng và bịa đặt những thứ mình không hề có chỉ để thỏa mãn bản tính của con người. Vì thế, người tự phụ thường bị đánh giá là kẻ khoác lác, khó có thể thành công trong cuộc sống.
  • Tính cách tự phụ cũng chính là yếu tố làm cản trở sự phát triển con người họ, những người tự cao, tự đại sẽ rất dễ hình thành nên một bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Như vậy, bạn có thể thấy, tự phụ là một tính cách khá tiêu cực trong cuộc sống ngày nay. Và nếu một trong số những người trong chúng ta đang mắc phải bản tính này, hãy tích cực thay đổi để cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh được trở nên tốt đẹp hơn nhé!

Previous Post

Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai? Điều ít ai biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái

Next Post

Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại

Bài viết liên quan

Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Blog tổng hợp

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

by admin
21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?
Blog tổng hợp

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

by admin
14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán
Blog tổng hợp

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

by admin
13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa
Blog tổng hợp

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

by admin
13 Tháng Ba, 2023
Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại
Blog tổng hợp

Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại

by admin
8 Tháng Ba, 2023
Load More
Next Post
Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại

Top 10 cuốn sách phật giáo hay nhất mọi thời đại

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
0

Thế Lữ là nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Ông được độc giả biết...

Read more
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

13 Tháng Ba, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác 21 Tháng Ba, 2023
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị  17 Tháng Ba, 2023
  • Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn 14 Tháng Ba, 2023
  • Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945 13 Tháng Ba, 2023
  • Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời 13 Tháng Ba, 2023
  • Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Cuốn sách nên đọc trước tuổi 30 12 Tháng Ba, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.