NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Blog tổng hợp
  • Tác giả
  • Tác phẩm
  • Thế giới sách
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Blog tổng hợp
  • Tác giả
  • Tác phẩm
  • Thế giới sách
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
Home Tác giả

Nhà thơ Nguyễn Khuyến: Con người, tư tưởng & sự nghiệp văn học

admin by admin
21 Tháng 12, 2023
in Tác giả
0 0
0
Tam Nguyên Yên Đỗ “Nguyễn Khuyến”: Người tài sinh nhầm thời

Tam Nguyên Yên Đỗ “Nguyễn Khuyến”: Người tài sinh nhầm thời

0
SHARES
641
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong nền văn học Việt Nam. Nhắc đến ông, người ta sẽ hình dung đến ngay bộ ba bài thơ về mùa thu gồm “Thu Vịnh, Thu Ẩm, Thu Điếu”. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến trong bài viết sau!

Tam Nguyên Yên Đỗ “Nguyễn Khuyến”: Người tài sinh nhầm thời

Ít người biết rằng tên gọi Nguyễn Khuyến có hàm ý rằng “cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa”. Đây là tên gọi thứ hai, được chính nhà thơ đổi sau này trong thời gian ông đang theo học tại trường Quốc Tử Giám, sau khi trượt kỳ thi Hội.

Tên thật của nhà thơ Nguyễn Khuyến là Nguyễn Thắng. Ông được sinh ra tại quê ngoại tại làng Văn Khê, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam (nay thuộc tỉnh Nam Định). Quê nội Nguyễn Khuyến thuộc làng Vị Hạ, Yên Đổ (nay là xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam).

Nguyễn Khuyến sinh ra trong một gia đình nhà nho Nghèo. Cha ông là cụ Nguyễn Tông Khởi, từng đậu 3 khóa tú tài, làm nghề dạy học. Mẹ ông là cụ Trần Thị Thoan, con gái của Trần Công Trạc cũng từng đỗ tú tài dưới thời Lê Mạc.

Tam Nguyên Yên Đỗ “Nguyễn Khuyến”: Người tài sinh nhầm thời
Tam Nguyên Yên Đỗ “Nguyễn Khuyến”: Người tài sinh nhầm thời

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người thông minh, ham học. Năm 17 tuổi, Nguyễn Khuyến lấy vợ và tham dự kỳ thi Hương cùng cha nhưng bị trượt. Sau đó thì cha ông lâm bệnh và qua đời. Hoàn cảnh cơ cực đã buộc Nguyễn Khuyến phải đi dạy học để kiếm sống, nuôi mẹ. Sau có cụ nghè Vũ Văn Lý người vì thương tình cảnh của chàng nho sinh nghèo Nguyễn Khuyến mà cưu mang và cho tiếp tục ăn học.

Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kỳ thi Hương. Một năm sau ông vào kinh để thi hội nhưng không đậu nên quyết định đổi tên của mình từ Thắng thành Khuyến với ý động viên, khuyến khích mình cần cố gắng hơn. Song song với đó, Nguyễn Khuyến vào Huế rồi theo học tại trường Quốc Tử Giám. Sau sáu năm dùi mài kinh sử (1871), Nguyễn Khuyến thi lại lần hai thì đỗ cả Hội nguyên lẫn Đình Nguyên. Vì đỗ đầu cả ba kỳ thi nên Nguyễn Khuyến được vua Tự Đức ban cho cờ biểu và hai chữ Tam Nguyên. Về sau, người đời mới gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ (tức: người đỗ đứng đầu của ba kỳ thi của làng Yên Đỗ).

Nguyễn Khuyến ra làm quan tổng cộng là hơn 10 năm. Ông từng làm trong nội các ở Huế, Đốc học tại Thanh Hóa, Án Sát tại Nghệ An, Bố chính tại Quảng Ngãi…  dù ở chức vụ nào ông cũng nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chính trực.

Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho học nên Nguyễn Khuyến luôn mong muốn nếu làm quan sẽ thực hiện giấc mộng trị quốc bình thiên hạ. Thế nhưng thời cuộc đã không cho ông làm được điều đó.

Mang tiếng làm quan nhưng lại trong giai đoạn triều Nguyễn ở giai đoạn lụi tàn, thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ rồi tiến đánh Hà Nội và tấn công kinh thành Huế (1885). Triều đình nhà Nguyễn thất thủ và ký hàng ước Quý Mùi (1883), phong trào Cần Vương kêu gọi nhân dân đấu tranh nhưng bị đập tan dưới tay thực dân. Giữa thời nước mất, nhà tan mà không thể làm được gì đã khiến Nguyễn Khuyến rất đau đớn, chua xót. Vì vậy, ông cáo quan về quê nhà ở ẩn.

Trong bối cảnh thực dân Pháp hoành hành, Nguyễn Khuyến vẫn giữ một lòng yêu nước, không hợp tác với giặc. Nguyễn Khuyến sống một cuộc đời trong sạch, không tư lợi cho đến cuối đời.

Sự nghiệp văn học của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến được xem là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu giữa thời cuộc loạn lạc nước mất nhà tan. Nhận định này xuất phát từ chính cốt cách và thái độ sống của ông: Yêu nước trước sau như một, đau với nỗi đau của nhân dân, buồn với nỗi buồn của nhân dân, day dứt trước cảnh đất nước bị thực dân dày xéo, chà đạp… Những tư tưởng này đã được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của Nguyễn Khuyến để lại cho nhân thế.

Kho tàng tác phẩm văn học Nguyễn Khuyến để lại hiện thống kê còn khoảng hơn 400 bài gồm nhiều thể loại từ thơ, văn cho đến câu đối, văn tế… Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu nhất phải kể đến là Yên Đổ thi tập, Quế Sơn thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ.

Riêng Quế Sơn thi tập đã bao gồm hơn 200 bài thơ được viết bằng chữ Hán và hơn 100 bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thể thơ sử dụng vô cùng đa dạng. Dù viết thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì Nguyễn Khuyến đều rất thành công.

Tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến

Các tác phẩm của Nguyễn Khuyến đều xoay quanh 3 chủ đề chính là: Tâm sự, bộc bạch của chính nhà thơ; Con người, cuộc sống và cảnh vật ở làng quê vùng chiêm trũng Bắc Bộ; Tỏ thái độ khinh bỉ, chế giễu những kẻ tham lam, ích kỷ, thừa nước đục thả câu giữa cảnh nước mất nhà tan.

Tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến
Tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến

Tâm sự, bộc bạch của Nguyễn Khuyến

Phần lớn các sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến được viết sau khi ông từ quan về quê ở ẩn. Vì thế, trong nhiều tác phẩm người ta thấy cái buồn trong thơ ông. Đó là nỗi buồn không thể thực hiện nghĩa vụ trí quân trạch dân

“Ơn vua chưa chút báo đền

Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời”

(Di chúc)

Đó cũng là nỗi buồn khi thấy bọn cơ hội tiếp tay cho giặc để bán nước cầu vinh. Nỗi buồn này được Nguyễn Khuyến gửi vào tiếng cuốc kêu

“Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ”.

 (Quốc kêu cảm hứng)

Trong thơ Nguyễn Khuyến, người ta cũng thấy ông tự cười mình, tự chế giễu sự bất lực của bản thân trước thời cuộc bằng những câu thơ rất chua chát:

“ Bỏ chức há không bạn bè ở lại

Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?”

 (Cảm tác)

Con người, cảnh vật và cuộc sống ở làng quê vùng chiêm trũng Bắc Bộ

Tuổi thơ nghèo khó, gắn bó với đời sống thôn quê từ những ngày thơ bé nên hơn ai hết Nguyễn Khuyến hiểu và thấm được nỗi cơ cực vất vả của người dân nghèo sống nơi miền đồng chiêm trũng.

Sau khi từ quan về quê, ông sống một cuộc đời như một lão nông thực thụ, chan hòa tình thân với mọi người ở thôn quê. Đây chính là lý do vì sao trong rất nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến người ta bắt gặp hình ảnh người nông dân nghèo lam lũ, cực khổ, túng thiếu quanh năm:

“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa

Chợ búa, trầu cau chẳng dám mua”.

(Chốn quê)

Đó là nỗi lo của người nông dân trước mỗi mùa lụt lội:

“Năm nay cày cấy vẫn chân thua

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa”

(Chốn quê)

Hay

“Dở trời mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xao xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung”

(Chợ Đồng)

Hay

“Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi

Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi”

(Nước lụt Hà Nam)

Người ta thường ví Nguyễn Khuyến là một nhà thơ của nông thôn thật chẳng sai. Bởi lẽ, khó có một ai đưa cảnh thôn quê vào thơ có hồn như ông:

“Chuông trưa vẳng tiếng người không biết

Trâu thả sườn non ngủ gốc cây”

(Nhớ cảnh chùa Đọi)

Hay

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”.

(Thu ẩm)

Chế giễu, đả kích thói hư tật xấu của những kẻ tham lam, ích kỷ, tư lợi

Vốn là người ngay thẳng, chính trực nên khi nhìn thấy cảnh những kẻ làm quan mà tham lam, chỉ nghĩ sao tư lợi cho mình thật nhiều, Nguyễn Khuyến đã dùng thơ văn để thể hiện sự khinh bỉ, mỉa mai:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!”

(Tiến Sĩ Giấy)

Hay

“Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Trơ trơ như đá, vững như đồng.

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?”

(Ông Phỗng đá)

Ngòi bút Nguyễn Khuyến chua xót khi châm biếm, đả kích thói lố lăng, rởm đời mà bọn thực dân vẽ ra

“Khen ai khéo vẽ trò vui thế

Vui thể bao nhiêu, nhục bấy nhiêu”

(Hội Tây)

Có thể thấy, dù là ở mảng đề tài nào ta cũng thấy ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến được sử dụng rất sinh động, giản dị nhưng cũng không kém phần tinh tế. Ngoài ra, Nguyễn Khuyến cũng cực kỳ thành công trong ứng dụng bút pháp nghệ thuật, sử dụng điển tích điển cố từ ca dao tục ngữ trong các tác phẩm của mình.

Đọc, tìm hiểu, suy ngẫm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến, ta càng thấy trân quý ông – một nhà thơ có tài, có đức với tấm lòng yêu nước, thương dân vô hạn.

Previous Post

Nhà văn Thạch Lam: Người nghệ sĩ tài hoa, giàu lòng trắc ẩn

Next Post

Nhà thơ Xuân Quỳnh: Tiểu sử và sự nghiệp với các tác phẩm để đời

admin

admin

Next Post
Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh: Tiểu sử và sự nghiệp với các tác phẩm để đời

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng: Cuộc đời sự nghiệp và phong cách sáng tác văn học

19 Tháng 12, 2023
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm: Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

19 Tháng 12, 2023
Tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan : Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

19 Tháng 12, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

19 Tháng 12, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

0
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

0
Những biểu hiện của tự phụ

Tự phụ là gì? Tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của tự phụ

0
Tìm hiểu Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai?

Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai? Điều ít ai biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái

0
Người kể chuyện về một thời đã qua trên những ngả đường đời

Trên những ngả đường đời – Trịnh Văn Sỹ

23 Tháng 12, 2023
Hoa của đất và nước

Hoa của đất và nước của Mã Thiện Đồng

23 Tháng 12, 2023
Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông

Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông

23 Tháng 12, 2023
Tái bản “Ngũ quái Sài Gòn”

Tái bản Ngũ quái Sài Gòn của Bùi Chí Vinh

22 Tháng 12, 2023

Recommended

Người kể chuyện về một thời đã qua trên những ngả đường đời

Trên những ngả đường đời – Trịnh Văn Sỹ

23 Tháng 12, 2023
Hoa của đất và nước

Hoa của đất và nước của Mã Thiện Đồng

23 Tháng 12, 2023
Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông

Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh của Phan Minh Thông

23 Tháng 12, 2023
Tái bản “Ngũ quái Sài Gòn”

Tái bản Ngũ quái Sài Gòn của Bùi Chí Vinh

22 Tháng 12, 2023

Nhà Văn TP.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Categories

  • Blog tổng hợp
  • Tác giả
  • Thế giới sách

Tags

Nhà văn Đoàn Giỏi Đoàn Giỏi
  • Trang chủ
  • Blog tổng hợp
  • Tác giả
  • Tác phẩm
  • Thế giới sách
  • Giới thiệu

© 2023 Nhà văn TPHCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Blog tổng hợp
  • Tác giả
  • Tác phẩm
  • Thế giới sách
  • Giới thiệu

© 2023 Nhà văn TPHCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In