Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
NHÀ VĂN TPHCM
No Result
View All Result

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng, phong cách sáng tác và những tác phẩm vượt thời gian

admin by admin
6 Tháng Hai, 2023
in Tác giả
0
Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

404
SHARES
2.4k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
4.7/5 - (3 bình chọn)

Nói đến nhà văn Vũ Trọng Phụng người ta thường nghĩ ngay tới những giọng văn trào phúng, châm biếm xã hội vào đầu thế kỷ XX. Tuy thời gian cầm bút ngắn ngủi nhưng kho tàng văn học để lại của nhà văn này để lại vẫn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, phản ánh trực tiếp những vấn đề nhức nhối trong đời sống hàng ngày lúc bấy giờ. 

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) được biết đến là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam ở khoảng đầu thế kỷ XX. 

Ông sinh ra ở làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông mất sớm, mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy nuôi con trưởng thành. Cuộc sống khó khăn, ông phải nghỉ học và đi làm kiếm sống từ năm 16 tuổi. 

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng
Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam được tiếp cận nền giáo dụng bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ do Toàn quyền Pháp đề xướng. Được giáo dục từ nhỏ nên văn hóa Pháp chính là điều ông thần tượng và mong muốn hướng tới. 

Sau vài năm làm việc ở các sở tư, ông chuyển hẳn và tập trung sang sự nghiệp viết văn, làm báo. Dù thời gian cần bút vô cùng ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một kho văn học vô cùng đồ sộ, trong đó có: 30 truyện ngắn, 9 tập phóng sự, 9 tập tiểu thuyết, 7 vở kịch, 1 bản dịch kịch tiếng Pháp, một số bài viết phê bình văn học cùng hàng trăm bài báo về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị. 

Cuộc sống ngắn ngủi, ngòi bút cật lực của ông vẫn chẳng thể khiến cho cuộc sống gia đình thoát khỏi sự nghèo khổ bởi trên vai ông còn mẹ, còn bà nội tuổi cao sức yếu. Ông chuyên viết về các thói ăn chơi, các tệ nạn trong xã hội nhưng bản thân ông vẫn luôn là người sống rất đạo đức. 

Năm 1938 ông lấy vợ, là bà Vũ Mỹ Lương là con của một nhà tư sản ở phố Hàng Bạc chuyên kinh doanh cửa hàng thuốc. Tuy nhiên, chỉ chưa tới 2 năm sau khi lấy vợ, ông mắc bệnh lao phổi, để lại gia đình là bà, là mẹ, là vợ cùng đứa con thơ chưa đầy 1 tuổi. Cả đời khổ cực, hạnh phúc chưa được bao lâu đã đoản mệnh mà qua đời. Thật nghiệt ngã!

Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng luôn cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thực bởi giọng văn trào phúng, châm biếm, lột tả chân thực và phê phán, lên án những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội. 

Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Phong cách sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Từ nhỏ đã sống trong nghèo khó, ông vô cùng thấu hiểu những gian khổ, tủi hờn của người lao động nghèo; ông viết về sự tha hóa của con người, vạch trần cái ác, cái xấu nhưng vẫn pha chút hài hước, dí dỏm. 

Nổi bật nhất trong những tác phẩm của ông đó chính là đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết “Số đỏ”. Ngay từ tiêu đề đoạn trích, Vũ Trọng Phụng đã khéo léo tạo cho người đọc cảm giác tò mò, hứng thú khi “tang gia” lại “hạnh phúc”. Qua đoạn trích này, ông đã xuất sắc trong việc thể hiện lối sống bất cần, thói khoe khoang màu mè tới lố bịch trong đám tang cụ Tổ. Xem thêm ở nội dung tiếp theo của bài viết!

Những tác phẩm vượt thời gian của Vũ Trọng Phụng

Chỉ với 27 năm cuộc đời, vỏn vẹn 8 năm sáng tác nhưng nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng để lại không ít những tác phẩm vượt thời gian, giá trị vẫn được gìn giữ nguyên vẹn tới tận bây giờ: 

Những tác phẩm vượt thời gian của Vũ Trọng Phụng
Những tác phẩm vượt thời gian của Vũ Trọng Phụng
  • Không một tiếng vang (1931): Đây là vở kịch đầu tiên của Vũ Trọng Phụng được đông đảo độc giả biết đến sau rất nhiều các tác phẩm truyện ngắn được viết trước đó. Thông qua tác phẩm, ông đã cho thấy cái vô nghĩa lý trước sức mạnh của đồng tiền, đồng tiền có thể sai khiến được tất cả mọi người, người ta phải kính thờ nó. 
  • Giông tố (1936): Tác phẩm không chỉ phản ánh về giông tố trong xã hội mà viết về giông tố trong lòng của mỗi con người, sự tha hóa, thấp hèn và bất tín của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Đồng tiền đã chi phối tất cả, chẳng thể tin tưởng được ai, kể cả người nhà. MỘt vòng luẩn quẩn chẳng thể thoát ra!
  • Số đỏ (1936): Đây là một trong những tác phẩm tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhiều nhân vật, nhiều câu nói trong tác phẩm này đã đi sâu vào cuộc sống đời thường trong xã hội trong suốt nhiều năm nay. Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo của mình, “Số đỏ” đã lên án gay gắt thực trạng xã hội tư sản thành thị lao theo lối sống văn minh lố lăng, lấy cái mác “Âu hóa” để biện minh cho lối ăn chơi trụy lạc, chà đạp lên mọi lối nề nếp, lối sống đạo đức truyền thống của người Việt. 
  • Vỡ đê (1936): Tác phẩm vạch trần tội ác của thực dân và quan lại tay sai khi chúng hạch sách, bòn rút tiền tới tận cùng sức lực của người nông dân nghèo khổ. Ông còn liên tục chế giễu thói hèn kém, hối lộ, tham nhũng, bóp méo sự thật của giới quan liêu. Chính vì sự mọt ruỗng từ bên trong đã khiến cho mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên cao, người dân sống trong bần cùng, cực khổ. 

Ngoài 4 tác phẩm trên thì nhà văn Vũ Trọng Phụng còn có rất nhiều các tiểu thuyết, phóng sự và các vở kịch để đời khác như: Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc, Kỹ nghệ lấy Tây,…

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và những câu chuyện chưa kể

“Thiên tài đoản phận” chẳng phải sai khi nhắc tới nhà văn Vũ Trọng Phụng, chỉ mới chưa đầy 20 tuổi đã sở hữu những cuốn tiểu thuyết khiến cho tất thảy văn nhân ngưỡng mộ, cảm phục tới mức đố kỵ. Tới khi mất, ánh sao băng ấy vẫn muốn được nhắm mắt xuôi tay, đầu gối lên tập bản thảo. 

Nhà văn Vũ Trọng Phụng và những câu chuyện chưa kể
Nhà văn Vũ Trọng Phụng và những câu chuyện chưa kể

Trời mà không gạch sổ sinh tử của thiên tài họ Vũ, cho ông sống tới khi Cách mạng nổ ra, chắc chắn ông sẽ là một nhà văn Cách mạng giống như Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố hay Nguyễn Tuân. Bạc quá!

Ai có thể nghĩ được một nhà văn với nhiều tác phẩm để đời như thế lại chẳng bao giờ có lấy trăm đồng bạc trong túi. 

Tới những ngày cuối đời, trên giường bệnh, ông đã nói “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này”. Câu nói như trút hết tâm tư trong lòng, những nỗi khổ của cuộc đời, sự nuối tiếc về những điều chưa thể thực hiện cho gia đình, cho đời, cho người. 

Cảm ơn bạn đọc đã ủng hộ và theo dõi nhà văn TP.HCM, sắp tới, chúng mình sẽ củng cố thêm nội dung chất lượng về các nhà văn, nhà thơ,… Mong bạn đọc đón xem!

Previous Post

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tuân, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

Next Post

Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Tìm hiểu chi tiết về các nước trong khu vực

Bài viết liên quan

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – Danh nhân văn hóa thế giới

by admin
15 Tháng Hai, 2023
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả

Nguyễn Khoa Điềm: Tiểu sử, phong cách sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng

by admin
13 Tháng Hai, 2023
Tiểu sử tác giả Hồ Xuân Hương
Tác giả

Hồ Xuân Hương: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ ca

by admin
10 Tháng Hai, 2023
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bính
Tác giả

Nguyễn Bính: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

by admin
9 Tháng Hai, 2023
Load More
Next Post
Đông Nam Á có bao nhiêu nước?

Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Tìm hiểu chi tiết về các nước trong khu vực

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tiểu sử nhà thơ Thế Lữ
Tác giả

Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác

by admin
21 Tháng Ba, 2023
0

Thế Lữ là nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Ông được độc giả biết...

Read more
Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị 

21 Tháng Ba, 2023
Tìm hiểu về lòng biết ơn là gì?

Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn

14 Tháng Ba, 2023
Khái niệm về văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945

13 Tháng Ba, 2023
1. Bộ Bộ Kinh Tâm – Đồng Hoa

Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời

13 Tháng Ba, 2023
Nhà văn Thạch Lam

Danh mục

Nhà Văn Tp.HCM

Website Nhà Văn Tp.HCM là website chuyên về những thông tin liên quan tới văn học. Mọi sao chép thông tin xin ghi rõ nguồn: https://nhavantphcm.com.vn

Follow Us

Tác phẩm nổi bật

Bài viết mới

  • Nhà thơ Thế Lữ: Tiểu sử cuộc đời & Sự nghiệp sáng tác 21 Tháng Ba, 2023
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam: Đôi nét đặc trưng, thể loại và giá trị  17 Tháng Ba, 2023
  • Lòng biết ơn là gì? Trên đời bạn biết ơn ai nhất? Ý nghĩa của lòng biết ơn 14 Tháng Ba, 2023
  • Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, hoàn cảnh ra đời và trào lưu văn học VN giai đoạn 1930 – 1945 13 Tháng Ba, 2023
  • Top 10 tiểu thuyết ngôn tình hay nhất nên đọc một lần trong đời 13 Tháng Ba, 2023
  • Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Cuốn sách nên đọc trước tuổi 30 12 Tháng Ba, 2023

Nhavantphcm.com.vn – Nhà Văn TPHCM giúp các bạn độc giả có thể tiếp cận được những nguồn thông tin liên quan tới tác giả, các tác phẩm văn học, những cuốn sách hay, các bài viết thông tin hữu ích liên quan tới văn học, lịch sử và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí.

Trang chủ | Giới Thiệu | Quy Định Bản Quyền & Cộng Tác  - Email: nhavantphcm.com.vn@gmail.com

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tác giả
  • Tác phẩm chọn lọc
  • Blog tổng hợp
  • Giới thiệu

© 2022 Nhà Văn TP. HCM - Bản quyền bởi Nhà Văn TP.HCM.